Một nhóm 34 công ty công nghệ hàng đầu vừa cùng nhau ký vào một bản cam kết có tên Cybersecurity Tech Accord. Bản ghi nhớ này nhằm thể hiện một tầm nhìn chung nhằm chống lại các cuộc tấn công mạng. Đây cũng là cam kết sẽ không tiếp tay cho chính phủ Mỹ thực hiện tấn công mạng nhằm vào những doanh nghiệp và thường dân vô tội.
Người thúc đẩy sự thành lập liên minh này là chủ tịch Microsoft, ông Brad Smith. Mục đích của Brad Smith là xây dựng một công ước Geneva số, tại đó quy định các quy tắc khi tiến hành một cuộc chiến trên mạng .
Có 4 nguyên tắc được các doanh nghiệp đem ra thảo luận. Nó bao gồm việc từ chối hỗ trợ các chính phủ khi họ phát hành các cuộc tấn công, giúp khách hàng thoát khỏi các cuộc tấn công trong tương lai, nâng cao khả năng tự bảo vệ của khách hàng và các nhà phát triển, cuối cùng là chia sẻ lẫn nhau về lỗ hổng và các mối đe dọa.
Tờ The NewYork Times cho rằng hiệp định này là một sự khởi đầu tốt đẹp. Tuy vậy, tờ tạp chí này cũng lưu ý khi bản hiệp ước vắng mặt những tên tuổi lớn như Amazon, Google hay Apple.
Nhóm 34 doanh nghiệp công nghệ kể trên phần nhiều là những cái tên Mỹ. Đây cũng là lý do xuất hiện lo ngại những công ty của Triều Tiên, Iran, Trung Quốc có thể phát triển phần mềm và phần cứng độc hại nhằm tiếp tay cho chính phủ của mình.
Tuấn Nghĩa(Theo TheVerge)
Người thúc đẩy sự thành lập liên minh này là chủ tịch Microsoft, ông Brad Smith. Mục đích của Brad Smith là xây dựng một công ước Geneva số, tại đó quy định các quy tắc khi tiến hành một cuộc chiến trên mạng .
Tờ The NewYork Times cho rằng hiệp định này là một sự khởi đầu tốt đẹp. Tuy vậy, tờ tạp chí này cũng lưu ý khi bản hiệp ước vắng mặt những tên tuổi lớn như Amazon, Google hay Apple.
Nhóm 34 doanh nghiệp công nghệ kể trên phần nhiều là những cái tên Mỹ. Đây cũng là lý do xuất hiện lo ngại những công ty của Triều Tiên, Iran, Trung Quốc có thể phát triển phần mềm và phần cứng độc hại nhằm tiếp tay cho chính phủ của mình.
Tuấn Nghĩa(Theo TheVerge)