Trang chủ Tin Tức FastGo “chơi lớn”, cộng đồng doanh nghiệp kêu gọi chung tay ủng...

FastGo “chơi lớn”, cộng đồng doanh nghiệp kêu gọi chung tay ủng hộ ứng dụng gọi xe Việt

665
Con số tăng trưởng bất ngờ và sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp
FastGo trong ngày ra mắt

Giữa tháng 6, ứng dụng gọi xe FastGo (thuộc tập đoàn NextTech) đã chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam. Sự ra đời của FastGo ở thời điểm Uber rút lui, Grab gần như đang độc quyền tại thị trường Việt Nam và ứng dụng Việt dù nhiều nhưng lại rất yếu.
Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch NextTech từng chia sẻ đã từ chối lời mời của “một tay độc quyền trên toàn cõi Đông Nam Á” để cho ra mắt ứng dụng gọi xe FastGo, một ứng dụng được phát triển hoàn toàn tại Việt Nam nhằm giành lại thị phần và mang lại dịch vụ tốt đẹp hơn cho người Việt.
Chỉ sau hơn 1 tháng ra mắt tại Hà Nội, FastGo đã có những tăng trưởng bất ngờ. Theo thông tin chia sẻ, hiện mới chỉ hoạt động tại Hà Nội nhưng FastGo đã thu hút hơn 5.000 xe taxi và xe kinh doanh đăng ký tham gia hệ thống trong một thời gian ngắn. Hệ thống cũng ghi nhận hơn 10.000 cuộc gọi xe được thực hiện và gần 12.000 khách hàng đăng ký và cài ứng dụng Fastgo. Đây là những con số có ý nghĩa quan trọng, chứng minh mô hình Fastgo đang đi được cả đối tác lái xe và khách hàng ủng hộ, mặc dù Fastgo chưa đầu tư cho hoạt động quảng bá mà đang hoàn thiện hơn về sản phẩm công nghệ để chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng.
Sự phát triển nhanh và mạnh của FastGo cũng nhận được sự ủng hộ và tin tưởng mẽ từ cộng đồng doanh nghiệp Việt.
Ông Nguyễn Tiến Cường, Chủ tịch công ty cổ phần tập đoàn Depcaosu.com chia sẻ: “Grab gần như độc quyền tại Việt Nam, tôi không thích điều đó. Tôi là người dùng cuối, “một con gà béo” với bất kỳ một ứng dụng vận tải nào. Tôi muốn có thêm lựa chọn. Ứng dụng FastGo xuất hiện với độ phủ nhanh, chính sách ưu đãi độc đáo và là ứng dụng hoàn toàn của người Việt Nam”. Vị này cũng mở đầu chiến dịch ủng hộ FastGo bằng tuyên bố gửi mã tặng 100.000 đồng tiền mặt cho nhân viên công ty và mã giảm giá tới 50.000 đồng cho các khách hàng sử dụng Fastgo.
Ngay tiếp sau đó, một vài doanh nghiệp khác như Suki Việt Nam hay đại diện của Upbrand, một công ty tư vấn truyền thông thương hiệu tại Việt Nam thực hiện chiến dịch ủng hộ FastGo bằng việc tặng tiền mặt hoặc mã giảm giá lên đến 50.000 đồng cho khách hàng sử dụng với mong muốn ứng dụng gọi xe Việt này thu hút được nhiều người sử dụng và lan tỏa mạnh mẽ hơn tại thị trường Việt Nam.

FastGo đặt nhiều tham vọng mới

FastGo đặt nhiều tham vọng mới

Sau khi chiêu mộ xong 5.000 lái xe tại Hà Nội, FastGo cũng nhanh chóng chuẩn bị sẵn sàng để ra mắt tại TP.HCM trong tháng 8.
Theo đánh giá, ở thời điểm hiện tại, FastGo cũng là một trong những ứng dụng Việt hoạt động khá mạnh mẽ. Hiện, FastGo là ứng dụng gọi xe “nội” hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán tiện lợi khi cho phép khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, các loại thẻ tín dụng/ghi nợ; nạp tiền vào thẻ FastGo hay liên kết với các tổ chức thẻ quốc tế và các ngân hàng để triển khai các chương trình thanh toán bằng QR Code.
Không chỉ chú trọng thu hút đối tác tài xế bằng cách không thu phí chiết khấu, không phải nạp tiền vào tài khoản thanh toán hay thưởng cuốc cho tài xế, FastGo cũng mạnh tay chi hàng loạt khuyến mại để kéo khách cài đặt và sử dụng ứng dụng mới. Nhờ đó, FastGo cũng đã ghi nhận 10.000 cuộc gọi xe được thực hiện chỉ sau một thời gian ngắn ra mắt.
Cũng trong tháng 8, FastGo sẽ chính thức ra mắt tại TP.HCM đồng thời triển khai dịch vụ FastBike sau thời gian chạy thử nghiệm.
Trước đó, FastGo chỉ có 3 dịch vụ Fast Car – dịch vụ xe 4 bánh dành cho tài xế cá nhân có nhu cầu gia tăng thu nhập; Fast Taxi – dịch vụ liên kết với các hãng taxi để cung cấp giải pháp gọi xe trên ứng dụng FastGo, Fast Luxury – dịch vụ xe hơi sang trọng.
Đại diện FastGo cũng chia sẻ, ứng dụng này sẽ tiến tới mục tiêu thu hút 5.000 tài xế ở mỗi địa phương có mặt đồng thời nhắm tới mục tiêu đạt 1.000.000 cuốc khách trong năm 2018.
Định hướng phát triển của FastGo ko chỉ là ứng dụng gọi xe mà là nền tảng kết nối hệ sinh thái ko dung tiền mặt, mở rộng dịch vụ theo hướng điên tử hoá nền kinh tế, chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại hơn, mở rộng dịch vụ Hậu cần hỗ trợ TMĐT, đem lại dịch vu tài chính cá nhân đem lại quyên lợi tốt hơn cho khách hàng.