Trang chủ Tin Tức Gặp gỡ cặp anh em song sinh 21 tuổi chia sẻ bí...

Gặp gỡ cặp anh em song sinh 21 tuổi chia sẻ bí quyết được Apple tuyển dụng

766

2 anh em song sinh Tyler (trái) và Cameron (phải).
Là công ty sản xuất điện thoại nổi tiếng và có giá trị nhất trên thế giới, không có gì đáng ngạc nhiên khi Apple cũng là nơi có quy trình tuyển dụng khắt khe nhất. Thế nhưng gia đình Haberman lại tự hào khi có không chỉ một mà 2 con trai song sinh chỉ mới 21 tuổi đã được vào làm việc cho nhà Táo.
Cameron và Tyler Haberman vừa mới tốt nghiệp trường kinh doanh Haas của Berkeley, thuộc Đại học California và tháng 9 này cả 2 sẽ vào làm việc tại Apple. Trước đó anh em nhà Haberman đã được thông qua Chương trình Phát triển Tài chính (FDP) dành cho tài năng trẻ của Apple. FDP diễn ra trong vòng 2 năm với mục đích đưa nhân viên đến các bộ phận phi kĩ thuật khác nhau, như từ hoạt động bán lẻ cho đến doanh nghiệp.
Hầu hết những sinh viên đại học mới bắt đầu làm việc tại Apple đều trải qua 12 tuần thực tập và sau khi tốt nghiệp sẽ phải tham gia vào FDP mới có thể được làm nhân viên toàn thời gian. Ít ai biết rằng, Tyler cho biết đã từng đến trễ buổi phỏng vấn 10 phút vì giao thông, còn Cameron phải trả lời cuộc phỏng vấn với tâm trạng không thoải mái hoàn toàn vì bị ong cắn.
Làm thế nào mà cả 2 anh em đều vượt qua một cách suôn sẻ, hãy cũng nghe họ chia sẻ bí quyết:
Hãy kể câu chuyện của chính bạn
Các thành viên nhà Haberman đã từng nghĩ rằng mình không thuộc về ngành công nghệ cao vì không có nền tảng học vấn liên quan đến công việc. Tuy nhiên điều giúp họ nổi bật trong cuộc phỏng vấn chính là đã kể câu chuyện thú vị về chính cuộc đời của mình.
Cặp song sinh Haberman lớn lên ở Visalia – một thành phố cổ ở trung tâm bang California, là nơi mà hầu hết các thế hệ trong gia đình đều ở cùng nhau. Theo quan điểm của dòng họ Haberman, giáo dục không phải là ưu tiêu số 1, họ không hề biết đến kì thi SAT là gì cho đến khi lên tới năm thứ 2 bậc trung học. Ở Visalia, súng, ma túy và tội phạm liên quan đến các băng đảng mới là vấn đề lo ngại chính.
Thế nhưng sau một chuyến thăm quan thực tế, 2 anh em song sinh đã quyết tâm theo học tại trường trung học về công nghệ UC Berkeley nổi tiếng tại Thung lũng Silicon, thuộc dạng “reach school” (xếp ở thứ hạng 30-50). Chính bước ngoặt này đã phá bỏ những lo lắng ban đầu của Cameron và Tyler về việc mình không thuộc về những công việc liên quan đến công nghệ.
Khoảng 20% những lớp học mà 2 người đã học qua chủ yếu là các sinh viên đến từ nước ngoài, người nhà Haberman thậm chí còn chưa bao giờ được lên máy bay. Những đồng nghiệp tại Apple có điểm thi tốt hơn, điểm trung bình cao hơn và gia đình có điều kiện hơn trong khi cha của 2 anh em là một kĩ thuật viên máy tính, còn mẹ làm chủ một cửa hàng tạp hóa.
Anh em nhà Haberman đã rất xuất sắc khi còn học ở Berkeley, sự tự tin và thành công của họ tăng lên từng ngày. 2 anh em đều tìm thấy niềm đam mê về tài chính trước khi bước vào bậc đại học tại trường kinh doanh Haas.
Một trong những dấu hiệu để nhận biết giữa 2 anh em song sinh này là mũi của Cameron có hơi gãy sau 3 lần tai nạn. Trước cuộc phỏng vấn với Apple, 2 anh em đã chuẩn bị 3 câu chuyện về chính bản thân mình. Kinh nghiệm được chia sẻ là: “Đừng kể câu chuyện mà bạn nghĩ rằng các nhà tuyển dụng muốn nghe, hãy kể câu chuyện thật của chính bạn, đó mới là điều họ thực sự muốn”, Cameron nói.
Chuẩn bị trước mọi thứ thật kĩ lưỡng
Sau khi vượt qua vòng 1 của cuộc phỏng vấn, anh em nhà Haberman đã tiếp tục chuẩn bị kĩ lưỡng cho vòng thứ 2. Lời khuyên tốt nhất: “Chuẩn bị thật kỹ”.
Cả 2 người cho biết đã nghiên cứu rất kĩ trang web của Apple để hiểu rõ hơn về giá trị và sản phẩm của công ty. Họ cũng tìm kiếm trên thông tin trên trang tìm kiếm việc làm Glassdoor – nơi mà tất cả mọi người có thể gửi bất cứ thắc mắc về mảng công việc tại công ty nào trước khi tham gia phỏng vấn. Cả 2 người đã thực hành hỏi đáp lẫn nhau, “Chúng tôi thực sự đã chuẩn bị rất kĩ lưỡng về mọi thứ”, Cameron nói.
Gây bất ngờ cho người phỏng vấn bằng câu hỏi của riêng mình
Người phỏng vấn bạn sẽ luôn dành thời gian và tập trung vào những câu hỏi cuối buổi phỏng vấn. 2 anh em cho biết đây là thời gian và cơ hội để bạn chứng minh cho họ thấy mình đã chuẩn bị những gì. Một trong những kĩ năng mềm gây ấn tượng chính là đặt câu hỏi cho người phỏng vấn.
Cameron đã hỏi: “Kế hoạch nghề nghiệp của bạn là gì trước khi bạn tham gia với vị trí là người phỏng vấn? Và từ lúc đó đến bây giờ điều đó đã thay đổi như thế nào?”.
Còn đối với Tyler, nếu như diễn biến của cuộc phỏng vấn có chiều hướng tích cực, anh sẽ biến cuộc trò chuyện với các chủ đề thân thiện hơn. Ví dụ như những câu hỏi liên quan đến kế hoạch cuối tuần của người phỏng vấn, hoặc họ có hay đi chơi với đồng nghiệp sau giờ làm hay không. Tyler cho biết mục tiêu của anh là gần gũi với người đối diện, chứ không phải là nhận những câu trả lời cứng nhắc, xã giao.
Hãy gửi thư xin việc ngay cả khi nhà tuyển dụng không yêu cầu
Anh em nhà Haberman cho biết một số công ty công nghệ không yêu cầu thư xin việc trong hồ sơ việc làm, thế nhưng một ứng cử viên nghiêm túc vẫn sẽ gửi thư đi dù thế nào đi nữa. “Điều này khiến bạn bớt bất an hơn”, Tyler nói.
Việc gửi một lá thư tự nguyện còn cho thấy rằng ứng cử viên đang thực sự cố gắng để tạo ấn tượng, cũng như dành thời gian và công sức vào công việc trong lương lai. Điều này sẽ mang lại hiệu quả không ngờ tới.
Sau cuộc phỏng vấn với mục đích chia sẻ bí quyết này và tháng 9 sắp tới, anh em Cameron và Tyler haberman sẽ chính thức vào làm công việc toàn thời gian tại Apple.
Theo Quỳnh Như (BI/ICT News)