Google ra quy tắc đạo đức mới, cấm sử dụng AI cho vũ khí
Việc thu thập dữ liệu của Facebook, Google có đáng lo không?
Theo tờ Thời báo Tài chính Financial Times, Ủy ban châu Âu (EC) đã ra phán quyết phạt tập đoàn Google vì cáo buộc lạm dụng vị thế độc quyền trong việc cấp phép sử dụng hệ điều hành Android để kiểm soát các nhà sản xuất điện thoại nói riêng và thị trường smartphone Android nói chung.
Bà Margrethe Vestager, Cao ủy phụ trách chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU), cho biết đã “sẵn sàng công bố những việc làm tiêu cực của Google và cũng như những can thiệp pháp lý mà EU thực hiện đối với hình thức kinh doanh của tập đoàn này”.
EU cho rằng việc Google yêu cầu các OEM phải cài đặt sẵn những ứng dụng của mình lên mỗi chiếc điện thoại Android chỉ mang lại lợi ích cho bản thân Google chứ không hướng đến lợi ích của người tiêu dùng. Và nếu sự việc trên là đúng, Google rất có thể phải chịu mức tiền phạt kỷ lục lên đến 11 tỷ USD – tương đương với 10% doanh thu hàng năm của công ty mẹ Alphabet. Tuy nhiên, có khả năng số tiền phạt thực tế sẽ ít hơn.
Trước đây, Google cũng đã phải nhận án phạt lên tới 2,8 tỷ Euro (khoảng 3,3 tỷ USD) – mức phạt lớn nhất trong lịch sử của EU vì lạm dụng vị thế độc quyền để quảng bá dịch vụ mua sắm Google Shopping. Gã khổng lồ tìm kiếm đã đệ đơn kháng án, và lần này gần như chắc chắn họ sẽ tiếp tục làm vậy.
Tuy có nhiều khía cạnh tương đồng giữa việc bắt buộc các OEM tích hợp ứng dụng Google lên hệ điều hành Android với việc mặc định chọn trình duyệt của Microsoft trên hệ điều hành Windows, nhưng Google lại không xem hai việc đó là tương tự nhau. EU đã ngăn chặn việc làm của Microsoft, yêu cầu công ty này phải trả tiền phạt và cung cấp sự lựa chọn mặc định cho các trình duyệt, nên nhiều khả năng Google sẽ gặp không ít bất lợi trong vụ việc lần này.
Các điều khoản độc quyền trong thỏa thuận quảng cáo AdWords của Google cũng bị mang ra kiện.
Trước đó, Cơ quan chống độc quyền liên bang Nga đã quyết định phạt Google 8 triệu USD vì cáo buộc độc quyền ứng dụng trên hệ điều hành Android từ phía công ty dịch vụ tìm kiếm Nga Yandex, và giờ là đến lượt EU với những khiếu nại về hành động tương tự của Google.
Trên chương trình truyền hình “60 minutes” của đài CBS (Hoa Kỳ), Vestager đã tự nhận mình là nhà chính trị gia “khắc tinh” của Google. Tuy nhiên, bà sẽ có thể không được tái cử vào vị trí Cao ủy chống độc quyền này vào năm 2019 nữa, nguyên nhân là do mưu đồ chính trị từ phía Đan Mạch và hiện Đảng Tự do xã hội của bà không còn đủ mạnh ở quốc gia đó. Vì vậy, có thể thấy bà đang cố gắng đẩy tiến độ xử lý các khiếu nại chống lại Google lên càng sớm càng tốt.
Thái Âu
Việc thu thập dữ liệu của Facebook, Google có đáng lo không?
Bà Margrethe Vestager, Cao ủy phụ trách chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU), cho biết đã “sẵn sàng công bố những việc làm tiêu cực của Google và cũng như những can thiệp pháp lý mà EU thực hiện đối với hình thức kinh doanh của tập đoàn này”.
EU cho rằng việc Google yêu cầu các OEM phải cài đặt sẵn những ứng dụng của mình lên mỗi chiếc điện thoại Android chỉ mang lại lợi ích cho bản thân Google chứ không hướng đến lợi ích của người tiêu dùng. Và nếu sự việc trên là đúng, Google rất có thể phải chịu mức tiền phạt kỷ lục lên đến 11 tỷ USD – tương đương với 10% doanh thu hàng năm của công ty mẹ Alphabet. Tuy nhiên, có khả năng số tiền phạt thực tế sẽ ít hơn.
Trước đây, Google cũng đã phải nhận án phạt lên tới 2,8 tỷ Euro (khoảng 3,3 tỷ USD) – mức phạt lớn nhất trong lịch sử của EU vì lạm dụng vị thế độc quyền để quảng bá dịch vụ mua sắm Google Shopping. Gã khổng lồ tìm kiếm đã đệ đơn kháng án, và lần này gần như chắc chắn họ sẽ tiếp tục làm vậy.
Tuy có nhiều khía cạnh tương đồng giữa việc bắt buộc các OEM tích hợp ứng dụng Google lên hệ điều hành Android với việc mặc định chọn trình duyệt của Microsoft trên hệ điều hành Windows, nhưng Google lại không xem hai việc đó là tương tự nhau. EU đã ngăn chặn việc làm của Microsoft, yêu cầu công ty này phải trả tiền phạt và cung cấp sự lựa chọn mặc định cho các trình duyệt, nên nhiều khả năng Google sẽ gặp không ít bất lợi trong vụ việc lần này.
Trước đó, Cơ quan chống độc quyền liên bang Nga đã quyết định phạt Google 8 triệu USD vì cáo buộc độc quyền ứng dụng trên hệ điều hành Android từ phía công ty dịch vụ tìm kiếm Nga Yandex, và giờ là đến lượt EU với những khiếu nại về hành động tương tự của Google.
Trên chương trình truyền hình “60 minutes” của đài CBS (Hoa Kỳ), Vestager đã tự nhận mình là nhà chính trị gia “khắc tinh” của Google. Tuy nhiên, bà sẽ có thể không được tái cử vào vị trí Cao ủy chống độc quyền này vào năm 2019 nữa, nguyên nhân là do mưu đồ chính trị từ phía Đan Mạch và hiện Đảng Tự do xã hội của bà không còn đủ mạnh ở quốc gia đó. Vì vậy, có thể thấy bà đang cố gắng đẩy tiến độ xử lý các khiếu nại chống lại Google lên càng sớm càng tốt.
Thái Âu