Trang chủ Tin Tức Hàng không tương lai chỉ có 1 phi công?

Hàng không tương lai chỉ có 1 phi công?

738
Airbus SE và Thales SA dự kiến số lượng phi công cần thiết cho các chuyến bay dài có thể giảm từ 3 – 4 người mỗi chuyến xuống còn 2 người trong năm 2023 nhờ vào công nghệ mới.
Boeing CO đang xem xét khả năng giảm thiểu số lượng phi công trong buồng lái của 1 loại máy bay cỡ vừa mà họ định đưa vào dịch vụ trong năm 2025.
Graham Braithwaite, Trưởng Hệ thống Giao thông thuộc ĐH
Cranfield (Anh quốc) phát biểu: “Bạn có thể nhìn thấy các trình điều khiển từ cả 2 phía. Công nghệ bay của 1 chiếc máy bay tự động này hết sức tuyệt vời. Một trong những thúc đẩy lớn nhất dẫn đến thiết kế này là sự thiết hụt phi công. Bởi họ là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá”.
UBS cho biết, ngành hàng không trên toàn cầu có thể tiết kiệm được 15 tỉ USD mỗi năm nếu cắt giảm được lượng phi công cần thiết cho mỗi chuyến bay xuống còn 1 và tại thời điểm trong tình trạng thiếu hụt phi công như hiện tại, thay đổi sẽ đảm bảo được số lượng phi công cho 1 ngành đang phát triển mạnh mẽ.
Thay thế hàng loạt các nút bấm và công tắc thành giao diện kỹ thuật số quen thuộc hơn đối với giới trẻ thời nay có thể rút ngắn thời gian cần thiết để đào tạo các lớp phi công mới. Và cuối cùng, mục tiêu lớn nhất mà ngành nhắm đến sẽ là máy bay thương mại tự lái 100% song hành cũng với những chiếc xe hơi tự lái trong thời đại mới. Để việc này trở thành hiện thực, các nhà sản xuất lớn sẽ phải thiết kế lại hoàn toàn máy bay, mà theo ước tính của Thales thì sẽ phải đợi đến tận năm 2040.
Tuy nhiên, kỹ sư Dumont thuộc Airbus tuyên bố: “Tôi so sánh việc tự động hoá tương đương với làm 1 ca phẫu thuật tim hở trong hệ thống của chúng tôi. Toàn bộ hệ thống của Airbus xác định vĩnh viễn có 2 phi công trong buồng lái”.
Việc cắt giảm số người trong buồng lái sẽ gia tăng áp lực và sự mệt mỏi lên phi công cũng như giảm khả năng phản ứng kịp thời trước các sự cố đột ngột.
Để lấy ví dụ, 3 phi công đề cập về vụ rơi máy bay Air France 447 năm 2009. Kể cả khi có mặt cả 3 người trong buồng lái, họ vẫn không thể hồi phục độ cao cho chiếc máy bay. Trong vụ rớt máy bay năm 2009, 2 phi công trẻ tuổi đang ở trong buồng lái lúc cơ trưởng còn đang nghỉ và kể cả khi đã được gọi, ông vẫn không thể can thiệp cứu chiếc máy bay kịp thời. Những kịch bản đáng lo ngại khác bao gồm vụ cố ý làm rớt máy bay của 1 phi công hãng
Germanwings vào năm 2015 và nguy cơ phi công duy nhất gặp sự cố về sức khoẻ giữa chuyến bay.
Bất chấp những lo ngại, các nhà sản xuất vẫn tập trung thúc đẩy các dự án áp dụng A.I vào buồng lái và tạo kết nối cho phép phía mặt đất đưa ra quyết định bay. Trong hàng không, an toàn được đưa lên hàng đầu và việc cắt giảm lượng phi công trong buồng lái sẽ không xảy ra cho tới khi có nhiều lần kiểm tra đáng kể và được chứng nhận bởi các nhà quản lý.