Trang chủ Tin Tức Hé lộ nguyên tắc hoạt động của thảm bay A rập –...

Hé lộ nguyên tắc hoạt động của thảm bay A rập – Bảo vật không chỉ tồn tại trong ‘Nghìn lẻ một đêm’

942
Cuộn giấy cổ được phát hiện trong lâu đài Assassin ở Alamut, gần biển Caspian cho thấy thảm bay không hẳn là một sản phẩm hư cấu của thế giới nghìn lẻ một đêm, nó có thể đã từng thực sự tồn tại ngoài đời thực.
Từ rất lâu trước khi hình ảnh cây chổi bay gắn liền với các phù thủy ở châu Âu thời Trung cổ trở nên phổ biến, thảm bay đã được sử dụng bởi những tên trộm và những dị nhân phương Đông. Một số bằng chứng thực tế cho một huyền thoại lâu đời này đã được tìm thấy bởi nhà thám hiểm người Pháp có tên Henri Baq tại Iran. 
Những thư tịch cổ trong lâu đài Assassin
Theo Ancient code, Baq đã khám phá ra những cuộn giấy được bảo quản cẩn thận trong căn hầm ngầm của lâu đài cổ Assassin ở Alamut, gần biển Caspian. Được viết vào đầu thế kỷ thứ mười ba bởi một học giả Do Thái tên là Isaac Ben Sherira, những bản thảo này đã góp phần làm sáng tỏ câu chuyện thực sự đằng sau chiếc thảm bay tưởng chừng chỉ có trong thế giới ‘Nghìn Lẻ Một Đêm’.
Lâu đài cổ Assassin ở Alamut, gần biển Caspian (Ảnh: SHia NEWZ)
Việc phát hiện ra những hiện vật này đã đưa thế giới khoa học vào một trong những cuộc tranh luận mạnh mẽ nhất từng có. Theo bản dịch từ tiếng Ba Tư sang tiếng Anh của Giáo sư Tiến sĩ Septimus – nhà ngôn ngữ học nổi tiếng, một hội nghị được tổ chức nhanh chóng với sự tham gia của các học giả nổi tiếng từ khắp nơi trên thế giới tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi. Khám phá của Baq đã bị công kích bởi nhiều nhà sử học, những người khăng khăng rằng các bản thảo là giả mạo. Trong khi đó, giáo sư Septimus thì nhấn mạnh rằng những phát hiện mới cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Các bản thảo hiện nay đang được bảo quản tại Viện kỹ thuật Leonardo da Vinci, thành phố Trieste, Italia.
Thông tin trong các bản thảo chỉ ra rằng những người cầm quyền Hồi giáo thường xem thảm bay như những vật phản cảm lấy cảm hứng từ ma quỷ. Sự tồn tại của chúng bị chối từ, tính khoa học của chúng bị đàn áp, những người sản xuất ra chúng bị bức hại và bất kỳ bằng chứng nào liên quan đến chúng đều bị xóa bỏ một cách có hệ thống.
Những người cầm quyền Hồi giáo thường xem thảm bay như những vật phản cảm lấy cảm hứng từ ma quỷ (Ảnh: WoWDB)
Theo biên niên sử của Ben Sherira, chiếc thảm bay được đề cập đến sớm nhất từ hai thư tịch cổ. Đầu tiên là một cuốn sách với các câu tục ngữ được thu thập bởi Shamsha-Ad, một thủ lĩnh của vua Babylon Nebuchadnezzar. Văn bản kia là một cuốn sách các cuộc đối thoại cổ được biên soạn bởi Josephus. Không có công trình nào trong số này tồn tại được tới ngày hôm nay; tuy nhiên, với sự trợ giúp của chúng, Ben Sherira có ghi chép lại một câu chuyện liên quan đến Nữ hoàng Sheba và Vua Solomon mà chưa được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.
Nằm ở mũi phía nam của Arabia, vùng đất Sheba tương ứng với vị trí Yemen ngày nay, mặc dù một số nhà địa lý cho rằng Ethiopia hoặc Abyssinia cổ đại cũng là một phần lãnh thổ của nó. Đất nước này được cai trị bởi một nữ hoàng xinh đẹp và mạnh mẽ, được ghi lại trong sử thi Ethiopia Kebra Negast, và Bilqis của Hồi giáo.
Nữ hoàng Sheba đã ra lệnh làm một chiếc thảm bay đắt giá tặng cho vua Solomon như tín vật của tình yêu (Ảnh: pinterest)
Tại lễ lên ngôi của nữ hoàng vào năm 977 trước Công nguyên, nhà giả kim hoàng gia của bà đã tạo ra những chiếc thảm nhỏ màu nâu có thể bay cách mặt đất tới gần 1 mét. Nhiều năm sau, bà gửi một tấm thảm bay tuyệt đẹp cho vua Solomon như một tín vật của tình yêu, tấm thảm màu xanh lá cây được thêu với vàng, bạc và được đính đá quý. Chiều dài và chiều rộng của nó vừa đủ để nhà vua có thể đứng bên trên.
Tuy nhiên, nhà vua do bận tâm với việc xây dựng đền thờ ở Jerusalem đã không thể nhận được món quà và đưa nó cho các cận thần của mình. Khi tin tức về sự tiếp đón lạnh lùng này đến tai nữ hoàng, bà đã rất đau lòng. Bà đuổi tất cả các nghệ nhân của mình và không bao giờ có liên quan gì đến thảm bay nữa. Nhà vua và nữ hoàng cuối cùng đã hòa giải, nhưng các nghệ nhân lang thang không tìm thấy nơi ở nào trong nhiều năm và cuối cùng phải định cư gần thị trấn Baghdad ở Mesopotamia vào khoảng những năm 934 TCN.
Nguyên tắc hoạt động của thảm bay
Trong biên niên sử Ben Sherira, có một số đoạn nhất định mô tả nguyên tắc hoạt động của thảm bay nhưng thật không may, phần lớn chữ viết được sử dụng trong những phần này là không thể giải mã được.
Những gì chúng ta có thể hiểu được là một tấm thảm bay được làm trên một khung dệt như một tấm thảm thông thường; sự khác biệt nằm trong quá trình sản xuất sợi vải. Các nghệ nhân đã phát hiện ra ‘một loại đất sét đặc biệt có từ tính rất mạnh. Chúng được lấy từ các dòng suối trên núi cao và quan trọng là chưa từng bị tác động bởi bàn tay con người’.
Thảm bay lơ lửng được trên không khí nhờ lực đẩy của từ trường Trái Đất (Ảnh: Ancient origin)
Họ sẽ làm nóng nó lên ở ‘nhiệt độ vượt quá tầng thứ 7 của địa ngục’ trong một cái vạc dầu Grecian đang sôi nhằm loại bỏ các đặc tính kháng từ tính, tán mịn và nhuộm nó vào các sợi len trước khi đem đi dệt thảm.
Bản thân Trái Đất giống một nam châm và có hàng tỷ tỷ từ tính xuyên qua nó từ Bắc Cực tới Nam Cực. Nhờ đó, khi thảm được dệt xong, nó sẽ bị từ trường của Trái đất đẩy và lơ lửng được trên không trung. Tùy thuộc vào lượng đất sét được sử dụng, tấm thảm sẽ lơ lửng vài chục centimet hoặc lên tới vài mét so với mặt đất. Động lực đẩy dọc theo các đường từ, hoạt động như đường ray trên không.
Thời kỳ thảm bay trở lên thông dụng
 Ben Sherira viết rằng thư viện Alexandria vĩ đại được thành lập bởi Ptolemy I có một lượng lớn thảm bay để phục vụ cho độc giả của nó. Họ có thể mượn những tấm thảm này để lướt qua lại, lên xuống, giữa các kệ sách viết tay. Thư viện được đặt trong một Ziggurat (một cấu trúc xây dựng cổ xưa của người Sumer thuộc vùng Lưỡng Hà, vật liệu chủ yếu để xây dựng là gạch-bùn) có chứa bốn mươi nghìn cuộn tài liệu. Trần nhà của tòa nhà này cao tới nỗi người đọc thường thích đọc trong khi lơ lửng trong không khí. Số lượng các bản thảo nhiều đến nỗi người ta nói rằng thậm chí phải có đến một ngàn người đọc chúng suốt ngày đêm trong năm mươi năm mới có thể đọc hết được tất cả.
Thư viện Alexandria được cho là có thảm bay cho độc giả chọn lựa sách (Ảnh: Wattpad)
Mặc dù thư viện đã bị hư hại trong cuộc nội chiến dưới thời hoàng đế La Mã Aurelian, sự phá hủy cuối cùng của nó là do một vị tướng Hồi giáo. Người này đã đốt đống giấy cói để làm nóng sáu trăm phòng tắm của Alexandria, và những tấm thảm đã làm hoảng sợ trí thông minh của người Ả Rập du cư Bedouin, do đó chúng bị ném xuống biển.
Cũng theo tài liệu của Ben Sherira, thảm bay đã nhận được sự chào đón từ các thương nhân vào đầu thế kỉ 13 khi hoàng tử xứ Toranian sử dụng chúng để tấn công một lâu đài đối phương bằng cách bố trí một đội cung thủ bay trên thảm như lực lượng kỵ binh trên không.
Năm 1213, Hoàng tử Behroz của bang Khorasan ở miền đông Ba Tư, đã thầm thương nhớ một thiếu nữ Do Thái trẻ tuổi, Ashirah. Cha cô là một người làm thảm bay. Behroz kết hôn với Ashirah, đi ngược lại mong muốn của gia đình, và yêu cầu cha chồng của mình để dệt hai chục thảm bay bằng cách sử dụng len tốt nhất và đất sét tốt nhất, đặc biệt phải làm trên một khung tre để làm cho chúng mạnh mẽ hơn. Kế đến, anh ta bố trí bốn mươi tám cung thủ được đào tạo cẩn thận bởi cao thủ người Nhật Bản với cái tên Ryu Taro Koike (1153-1240?).
Đội cung thủ trên thảm bay đã khiến quân địch bất ngờ và nhanh chóng bại trận (Ảnh: wallhere.com)
Khi các cung thủ đã sẵn sàng và thảm được giao, ông tập hợp những người đàn ông của mình và đưa cho mỗi người vũ khí của mình: hai mũi tên bằng thép nhọn với nọc độc rắn, dây chằng làm bằng các lớp deodar và catgut cùng dao găm Armenia. Hai người đàn ông được giao cho mỗi tấm thảm: một người ngồi trước một người ngồi sau. Một số mang theo quả cầu lửa. Behroz đã hình thành bốn phi đội kỵ binh đầu tiên trên thế giới, đi vào hoạt động khi cha ông tiến hành một cuộc chiến chống lại nước Khwarzem Shah láng giềng. Các cung thủ dẫn đầu cuộc tấn công: họ tấn công lâu đài, lao vào và bay ra, hạ gục các hậu vệ và ném quả cầu lửa vào bên trong khu phức hợp của nó, khiến nó bốc cháy và giành thắng lợi.
Thương nhân qua sự kiện này bắt đầu thấy những ưu điểm của thảm bay, nó an toàn và là di chuyển nhanh hơn nhiều so với lạc đà. Sự phát triển này thúc đẩy các nghệ nhân bắt đầu dệt các loại thảm lớn hơn, nhưng việc gia tăng tải trọng cũng khiến thảm bay trở nên chậm chạp và giảm trần bay. Nhưng có một số nghệ nhân đã tìm ra các bí kíp giúp thảm bay nhanh hơn. Một lần nhiều người trên mặt đất đã chứng kiến một nhóm những người đàn ông mặc áo choàng bay từ Samarkand tới Isfahan với tốc độ nhanh như một cơn lốc. Sự việc này được chứng thực trong một văn bản hiếm khác, được viết vào thế kỷ XVIII.
Vì sao thảm bay không còn tồn tại cho tới ngày nay?
Mặc dù thảm bay được dệt và bán cho đến cuối thế kỷ 13, khách hàng chủ yếu của chúng đều không thuộc xã hội chủ lưu bởi vấn đề kinh tế, người ta muốn ngựa và lạc đà như là phương tiện vận tải tiêu chuẩn. Lý do là một số gia đình Ảrập có quan hệ mật thiết với giới cầm quyền đã trở nên giàu có nhờ các trang trại gia súc lớn, cung cấp hàng trăm ngàn con ngựa và lạc đà mỗi năm cho quân đội, thương gia và tầng lớp vô sản.
Một số Tạo Vương Giả Ai Cập (được liệt kê bởi Ben Sherira là Hatimis, Zahidis và con cháu của Abu Hanifa II) sở hữu trang trại lạc đà và được hưởng độc quyền hoàn toàn về việc cung cấp lạc đà trong toàn bộ đế chế Hồi giáo. Không ai trong số các gia đình này muốn đặc quyền của họ bị chiếm đoạt bởi một nhóm nhỏ các nghệ nhân nghèo chế tạo thảm bay. Vì vậy, họ đã bị chèn ép và cô lập.
Những chủ buôn gia súc giàu có không muốn đặc quyền của họ bị chiếm đoạt bởi một nhóm nhỏ các nghệ nhân nghèo chế tạo thảm bay (Ảnh: Soha)
Nhờ sự tuyên truyền của những người mullah, tầng lớp trung lưu Hồi giáo đã bắt đầu tránh xa thảm bay vào giữa thế kỷ thứ tám. Thị trường cho ngựa Ả Rập phát triển mạnh. Lạc đà cũng tăng giá lên cao. Ben Sherira lưu ý rằng một sự cố kỳ lạ xảy ra vào khoảng thời gian này đã làm hỏng danh tiếng của thảm bay:
Vào một buổi chiều thứ sáu tươi sáng ở Baghdad, chợ trời nhộn nhịp với những người mua trái cây, vải và xem một cuộc đấu giá nô lệ, bỗng xuất hiện một người đàn ông đang bay rất nhanh trên một chiếc thảm bay hướng về phía ngọn tháp cao nhất của Cung điện Hoàng gia.
Đó không ai khác mà chính là một người lính tội nghiệp đã từng phục vụ trong cung điện. Anh ta đã bị bắt khi nắm tay công chúa út và bị các thái giám quăng ra một cách đầy nhục nhã. Khi tin tức về vụ việc này đạt đến caliph (vua Hồi), ông ta đã vô vùng tức giận và đã nhốt cô trong một tòa tháp.
Người lính Mustafa quay lại tòa tháp cứu công chúa trước sự ngơ ngác của lính canh (Ảnh: Facebook)
Người lính, một thanh niên người Kurd với cái tên Mustafa, giờ đã trở lại. Anh lướt đến ngọn tháp và giúp cô gái trèo ra ngoài cửa sổ và lướt đi trước sự bàng hoàng của lính canh và sự hò reo cổ vũ của dân chúng. Ngự lâm quân nhanh chóng đuổi the nhưng tấm thảm bay đã biến mất trong những đám mây trên cao.
Quân lính hoàng gia đã trả thù bằng cách săn lùng tất cả những người liên quan đến việc sản xuất và kinh doanh thảm bay và sát hại họ. Chỉ còn ba nghệ nhân nam giữ được mạng sống của mình và trốn thoát đến Iran. 
Thảm bay biến mất một phần do các cuộc tấn công Ả rập của Thành Cát Tư Hãn (Ảnh: tinhhoa)
Về sau, kỹ thuật chế tạo thảm bay phải chịu thêm một kiếp nạn khi vào năm 1226 Thành Cát Tư Hãn tiến chiếm hầu hết các thành phố ở Trung Á. Cư dân của họ bị tàn sát trong đó có các nghệ nhân. Trong đống của cải cướp được, người Mông Cổ tìm thấy thảm bay. Khi một tù nhân nói với họ rằng những thứ này nhanh nhẹn hơn con ngựa của họ (một lời báng bổ cho Mông Cổ), Khan chặt đầu anh ta rồi ra lệnh cho tất cả thảm bay trong đế chế rộng lớn của ông đều phải bị tịch thu và tiêu hủy. Đến đây, để bảo toàn tính mạng cho bản thân và gia đình, những nghệ nhân đã quyết định mai danh ẩn tích và không dệt thêm bất kỳ tấm thảm bay nào nữa.
Nhật Quang