Facebook chia sẻ dữ liệu với Huawei, Oppo…, Mỹ lo ngại an ninh quốc gia bị đe dọa
Facebook bán dữ liệu người dùng cho 60 công ty bao gồm Apple, Amazon và Samsung?
Theo SCMP, 1 trong số 4 công ty Trung Quốc là Huawei vừa lên tiếng khẳng định chưa bao giờ thu thập hoặc lưu trữ dữ liệu người dùng Facebook sau khi mạng xã hội lớn nhất thế giới thừa nhận có chia sẻ thông tin với Huawei cùng một số công ty khác.
Huawei, công ty bị các quan chức tình báo Mỹ đặt là “mối đe dọa an ninh quốc gia”, là nhà sản xuất mới nhất nằm trong tâm điểm vụ bê bối của Facebook về cách sử dụng dữ liệu cá nhân.
4 công ty Trung Quốc gồm Huawei, Lenovo, Oppo và TCL nằm trong số rất nhiều nhà sản xuất thiết bị điện tử có quyền truy cập vào dữ liệu người dùng Facebook một cách “có kiểm soát”, Phó Chủ tịch mảng hợp tác di động của Facebook, Francisco Varela cho biết.
Tuyên bố của Varela được đưa ra sau khi tờ New York Times mô tả chi tiết cách Facebook cho các nhà sản xuất truy cập vào dữ liệu người dùng, bao gồm lịch sử công việc, tình trạng quan hệ, lượt thích trên thiết bị người dùng và bạn bè.
Trong bài đăng sau đó, Times cho biết các công ty được Facebook cho phép truy cập dữ liệu có cả Huawei và một số công ty Trung Quốc bị Quốc hội Mỹ xem là “mối đe dọa an ninh quốc gia”.
Facebook vừa cho biết sẽ chấm dứt hợp đồng với Huawei vào cuối tuần này.
Trong khi Facebook bị cấm tại Trung Quốc, chính phủ nước này có thể truy cập vào dữ liệu người dùng từ các nguồn khác, bao gồm người dùng Mỹ sử dụng điện thoại Huawei.
Tuy nhiên, không có bằng chứng nào về việc đó. Facebook tuyên bố đã giúp Huawei thiết kế và phê duyệt ứng dụng nên biết được dữ liệu hoàn toàn nằm trong thiết bị người dùng, không bị chuyển sang Huawei.
Mark Warner, Thượng Nghị sĩ Đảng Dân chủ của Ủy ban Tình báo Thượng viện cho biết rất quan tâm và muốn biết làm thế nào Facebook đảm bảo dữ liệu người dùng không được gửi đến máy chủ Trung Quốc.
Phát ngôn viên của Huawei, Joe Kelly khẳng định sự sắp xếp trên chỉ giúp việc sử dụng Facebook thuận tiện hơn.
Facebook nói rằng họ đã cấp quyền truy cập dữ liệu vào smartphone người dùng trước khi ứng dụng Facebook trên di động trở nên phổ biến, như một cách giúp dịch vụ của hãng xuất hiện trên một loạt thiết bị khác nhau.
Smartphone ngày xưa không đủ mạnh, vì thế nhà sản xuất có thể phát triển ứng dụng tích hợp các chức năng Facebook của riêng họ, bao gồm nhắn tin hay đăng ảnh. Người dùng sẽ đăng nhập bằng tài khoản Facebook, cho phép phần mềm trên điện thoại lấy dữ liệu từ Facebook và sử dụng.
Theo Facebook, thỏa thuận được áp dụng trên các mẫu điện thoại cũ giúp chúng chạy Facebook tốt hơn.
Smartphone mới sau này có thể chạy ứng dụng chính chủ từ Facebook nên không cần việc chia sẻ dữ liệu này. Tuy nhiên hãng đã không nhắc gì đến thỏa thuận trong suốt thời gian qua, kể cả trong bê bối liên quan đến Cambridge Analytica.
Apple cũng là công ty lớn có trong danh sách. Hãng cho biết mối hợp tác trong nhiều năm qua với Facebook để tích hợp tính năng chia sẻ trực tiếp lên Facebook từ ứng dụng trên iPhone và máy tính Mac.
Apple cho biết dữ liệu từ Facebook dùng để giúp người dùng đăng ảnh hoặc nội dung lên mạng xã hội mà không cần mở ứng dụng Facebook. Tính năng đã bị loại bỏ trên iPhone từ tháng 9 năm ngoái nhưng vẫn còn xuất hiện trên macOS.
Hua Chunying, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc từ chối bình luận nhưng lưu ý rằng: “Chúng tôi hy vọng Mỹ có thể mang đến môi trường công bằng, minh bạch, cởi mở và thân thiện cho hoạt động và đầu tư của các công ty Trung Quốc”.
Huawei, được thành lập bởi cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc Ren Zhengfei, từ lâu đã mắc phải nhiều cáo buộc liên quan đến rủi ro an ninh và bảo mật, dù vẫn là nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu và hãng smartphone lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Samsung và Apple.
Huawei và đối thủ ZTE có trụ sở tại Thâm Quyến bị Mỹ xem là mối lo ngại về an ninh trong nhiều năm qua, phải chịu sự giám sát đặc biệt từ khi Trump lên nắm quyền trong bối cảnh tình hình Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng.
Tháng 5 vừa rồi, Lầu Năm Góc đã ban hành lệnh cấm bán điện thoại Huawei và ZTE trong căn cứ quân sự, vài tháng sau khi kế hoạch hợp tác với nhà mạng AT&T để bán điện thoại Huawei tại Mỹ bị đổ bể.
Phúc Thịnh
Facebook bán dữ liệu người dùng cho 60 công ty bao gồm Apple, Amazon và Samsung?
Huawei, công ty bị các quan chức tình báo Mỹ đặt là “mối đe dọa an ninh quốc gia”, là nhà sản xuất mới nhất nằm trong tâm điểm vụ bê bối của Facebook về cách sử dụng dữ liệu cá nhân.
4 công ty Trung Quốc gồm Huawei, Lenovo, Oppo và TCL nằm trong số rất nhiều nhà sản xuất thiết bị điện tử có quyền truy cập vào dữ liệu người dùng Facebook một cách “có kiểm soát”, Phó Chủ tịch mảng hợp tác di động của Facebook, Francisco Varela cho biết.
Tuyên bố của Varela được đưa ra sau khi tờ New York Times mô tả chi tiết cách Facebook cho các nhà sản xuất truy cập vào dữ liệu người dùng, bao gồm lịch sử công việc, tình trạng quan hệ, lượt thích trên thiết bị người dùng và bạn bè.
Trong bài đăng sau đó, Times cho biết các công ty được Facebook cho phép truy cập dữ liệu có cả Huawei và một số công ty Trung Quốc bị Quốc hội Mỹ xem là “mối đe dọa an ninh quốc gia”.
Facebook vừa cho biết sẽ chấm dứt hợp đồng với Huawei vào cuối tuần này.
Tuy nhiên, không có bằng chứng nào về việc đó. Facebook tuyên bố đã giúp Huawei thiết kế và phê duyệt ứng dụng nên biết được dữ liệu hoàn toàn nằm trong thiết bị người dùng, không bị chuyển sang Huawei.
Mark Warner, Thượng Nghị sĩ Đảng Dân chủ của Ủy ban Tình báo Thượng viện cho biết rất quan tâm và muốn biết làm thế nào Facebook đảm bảo dữ liệu người dùng không được gửi đến máy chủ Trung Quốc.
Phát ngôn viên của Huawei, Joe Kelly khẳng định sự sắp xếp trên chỉ giúp việc sử dụng Facebook thuận tiện hơn.
Smartphone ngày xưa không đủ mạnh, vì thế nhà sản xuất có thể phát triển ứng dụng tích hợp các chức năng Facebook của riêng họ, bao gồm nhắn tin hay đăng ảnh. Người dùng sẽ đăng nhập bằng tài khoản Facebook, cho phép phần mềm trên điện thoại lấy dữ liệu từ Facebook và sử dụng.
Theo Facebook, thỏa thuận được áp dụng trên các mẫu điện thoại cũ giúp chúng chạy Facebook tốt hơn.
Smartphone mới sau này có thể chạy ứng dụng chính chủ từ Facebook nên không cần việc chia sẻ dữ liệu này. Tuy nhiên hãng đã không nhắc gì đến thỏa thuận trong suốt thời gian qua, kể cả trong bê bối liên quan đến Cambridge Analytica.
Apple cũng là công ty lớn có trong danh sách. Hãng cho biết mối hợp tác trong nhiều năm qua với Facebook để tích hợp tính năng chia sẻ trực tiếp lên Facebook từ ứng dụng trên iPhone và máy tính Mac.
Apple cho biết dữ liệu từ Facebook dùng để giúp người dùng đăng ảnh hoặc nội dung lên mạng xã hội mà không cần mở ứng dụng Facebook. Tính năng đã bị loại bỏ trên iPhone từ tháng 9 năm ngoái nhưng vẫn còn xuất hiện trên macOS.
Huawei, được thành lập bởi cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc Ren Zhengfei, từ lâu đã mắc phải nhiều cáo buộc liên quan đến rủi ro an ninh và bảo mật, dù vẫn là nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu và hãng smartphone lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Samsung và Apple.
Huawei và đối thủ ZTE có trụ sở tại Thâm Quyến bị Mỹ xem là mối lo ngại về an ninh trong nhiều năm qua, phải chịu sự giám sát đặc biệt từ khi Trump lên nắm quyền trong bối cảnh tình hình Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng.
Tháng 5 vừa rồi, Lầu Năm Góc đã ban hành lệnh cấm bán điện thoại Huawei và ZTE trong căn cứ quân sự, vài tháng sau khi kế hoạch hợp tác với nhà mạng AT&T để bán điện thoại Huawei tại Mỹ bị đổ bể.
Phúc Thịnh