Trang chủ Tin Tức Internet tốc độ cao là thủ phạm gây ra chứng thiếu ngủ...

Internet tốc độ cao là thủ phạm gây ra chứng thiếu ngủ trầm trọng

779
Theo các nhà nghiên cứu, truy cập internet tốc độ cao “thúc đẩy sử dụng phương tiện điện tử quá mức”, và nó đã được chứng minh là có ảnh hưởng bất lợi đến thời gian và chất lượng giấc ngủ. 

Theo nghiên cứu, Internet tốc độ cao khiến mọi người thường xuyên chơi game, lướt web trước giờ ngủ đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ (Ảnh: Motherboard)

Thiếu ngủ đang trở thành vấn đề ngày càng trầm trọng ở nhiều nước phát triển. Chứng thiếu ngủ có thể dẫn đến nhận thức kém và một số hậu quả cá nhân, xã hội nghiêm trọng. Theo thống kê, thiếu ngủ khiến hàng tỷ USD doanh thu bị mất mát, gây ra đến 1/6 các vụ tai nạn giao thông ở Mỹ, và tăng nguy cơ các bệnh mãn tính. Có nhiều yếu tố gây chứng thiếu ngủ mãn tính: giờ làm việc dài hơn, căng thẳng hơn, các mối quan hệ giữa các cá nhân cũng đều có lỗi gây ra chứng mất ngủ. Và giờ đây, một nghiên cứu mới đã cho rằng truy cập internet tốc độ cao cũng là một phần lỗi.
Nghiên cứu vừa được công bố hôm thứ Sáu tuần qua (3/8) trên Tạp chí Journal of Economic Behavior and Organization và được Hội đồng Nghiên cứu Châu Âu tài trợ. Nghiên cứu cho rằng truy cập internet tốc độ cao khiến mọi người mất đến 25 phút ngủ mỗi đêm so với những người không có internet tốc độ cao. Đây là nghiên cứu đầu tiên liên kết nhân quả của việc truy cập băng thông rộng với tình trạng thiếu ngủ.
“Số hóa phòng ngủ” đang trở thành xu hướng, và với xu hướng này, chúng ta hầu như không có khả năng tách rời điện thoại, máy tính xách tay , TV trước khi lên giường. Điều đó đã đã dẫn đến các rối loạn giấc ngủ khác nhau. Ánh sáng từ điện thoại thông minh và máy tính ngăn chặn cơ thể sản xuất chất melatonin điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ; tin nhắn văn bản giữa đêm khuya làm phiền giấc ngủ; và nghiện internet được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu ngủ. Nhưng chất lượng của kết nối internet đó có đóng vai trò gì không?
Để tìm hiểu, một nhóm nghiên cứu do Franceso Billari, giáo sư nhân khẩu học tại Đại học Bocconi của Milan, đã đến với trường hợp ở Đức, nơi dữ liệu khảo sát sâu rộng về các mẫu giấc ngủ và tình trạng sử dụng công nghệ của các công dân. Hơn nữa, Đức cũng là nước đang trải qua một sự mất mát kinh tế lớn do thiếu ngủ – khoảng 60 tỷ USD mỗi năm – và có sự tách bạch khá rõ trong viễn thông.

Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, nhiều khu vực ở Đông Đức đã áp dụng công nghệ đường truyền quang (OPAL), không tương thích với công nghệ DSL (Digital Subscriber Line). Sự khác biệt giữa các dòng OPAL và DSL là ở mặt kỹ thuật, nhưng điểm quan trọng là chúng không tương thích. Vì vậy, khi DSL trở thành tiêu chuẩn được ưa chuộng cho kết nối internet tốc độ cao, đã đặt ra những rào cản đáng kể đối với việc áp dụng băng rộng ở Đông Đức.
Bằng cách thu thập dữ liệu địa điểm từ cuộc khảo sát kinh tế xã hội của Đức, cuộc điều tra đã tiến hành nghiên cứu các hộ gia đình Đức kể từ năm 1984 về một loạt các vấn đề liên quan đến giấc ngủ và sử dụng PC, các nhà nghiên cứu có thể xác định tại sao thiếu ngủ lại liên quan đến internet tốc độ cao truy khi so sánh điều này với sự xâm nhập băng thông rộng trong nước.

Sơ đồ so sánh về số lượng giờ ngủ trung bình của những người sử dụng kết nối DSL và những người không sử dụng kết nối DSL 

Theo các nhà nghiên cứu, truy cập internet tốc độ cao “thúc đẩy sử dụng phương tiện điện tử quá mức”, và nó đã được chứng minh là có ảnh hưởng bất lợi đến thời gian và chất lượng giấc ngủ. Hiệu ứng của truy cập internet tốc độ cao đặc biệt đáng chú ý trong những người trẻ tuổi.
“Internet tốc độ cao khiến mọi người nán lại trên máy móc để chơi video game, lướt web và dành thời gian trực tuyến trên phương tiện truyền thông xã hội nhiều hơn”, các nhà nghiên cứu kết luận. “Với nhận thức ngày càng tăng về tầm quan trọng của số lượng và chất lượng giấc ngủ đối với sức khỏe và năng suất cuộc sống, cần có thêm các thông tin về sự rủi ro do sử dụng công nghệ vào buổi tối. Những thông tin đó có thể giúp mọi người nhận thức và thúc đẩy những giấc ngủ lành mạnh hơn, hạn chế những tác động không tốt của công nghệ”.