Trang chủ Tin Tức Lần đầu tiên giác mạc người có thể in 3D – hy...

Lần đầu tiên giác mạc người có thể in 3D – hy vọng mới cho hàng triệu người đang chờ cấy ghép giác mạc

771

Các nhà nghiên cứu Đại học Newcastle đã phát minh ra một kỹ thuật thử nghiệm đột phá, có thể giúp hàng triệu người trong danh sách chờ ghép giác mạc. Bằng cách sử dụng một máy in 3D sinh học đơn giản, giáo sư kỹ thuật Mô Che Connon và nhóm các nhà khoc học đã có thể kết hợp các tế bào gốc khỏe mạnh của giác mạc với collagen và alginate (một loại đường đôi khi được sử dụng trong việc tái tạo mô) để tạo ra “mực sinh học” – một dung dịch có thể in được nhằm cho phép chúng tái tạo lại hình dáng của giác mạc người chỉ trong vòng 10 phút. Giác mạc đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta tập trung vào hình ảnh cần xem và bảo vệ mắt của chúng ta khỏi bụi và vi khuẩn. Tuy nhiên, do nó nằm ở lớp ngoài cùng của mắt, nó khá dễ bị tổn thương.

Trên toàn thế giới, có khoảng 10 triệu người có thể gặp phải rủi ro bị mù giác mạc do các rối loạn nhiễm trùng như bệnh mắt hột, nhưng lại khan hiếm lượng giác mạc có sẵn để cấy ghép. Nhưng với việc máy in giác mạc 3D của Connon sử dụng các tế bào gốc, việc sao chép giác mạc có khả năng mang lại nguồn cung không giới hạn cho các ca cấy ghép cần thiết. “Chất gel độc đáo của chúng tôi – một sự kết hợp giữa alginate và collagen – sẽ giữ các tế bào gốc còn sống trong khi sản sinh ra một loại vật liệu đủ cứng để duy trì hình dạng của nó, nhưng vẫn đủ mềm để có thể đùn ra từ vòi phun của một máy in 3D.” Connon cho biết. Trước khi in các bản sao giác mạc, các nhà nghiên cứu sẽ quét mắt bệnh nhân để xác định kích thước và các tọa độ cần thiết. Trong khi các bệnh nhân nhiều khả năng sẽ phải đợi “nhiều năm nữa” trước khi những máy in giác mạc 3D này xuất hiện trong phương pháp điều trị chính thức, chúng vẫn mang lại một hy vọng to lớn cho những người bị các khuyết tật liên quan đến giác mạc.
Tham khảo Engadget