Trang chủ Tin Tức Lượng băng tan tại Châu Nam Cực đã lên tới 3 nghìn...

Lượng băng tan tại Châu Nam Cực đã lên tới 3 nghìn tỷ tấn kể từ năm 1992

818
Mới đây, một nghiên cứu được đăng trên trang Nature đã chỉ ra rằng: Hiện đã có tới 3 ngàn tỷ tấn băng tan từ Nam Cực suốt từ năm 1992 tới nay. Đây thực sự là một con số khổng lồ và không tưởng, cho chúng ta thấy tác hại nghiêm trọng của biến đổi khí hậu là lớn đến nhường nào.Nếu so sánh một chút, 3 ngàn tỷ tấn băng tan sẽ có thể lấp đầy 1,2 tỷ bể bơi chuẩn Olympic! Thậm chí, tốc độ tan băng tại Nam Cực hiện vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại.

Lượng băng tan tại Châu Nam Cực đã lên tới 3 ngàn tỷ tấn kể từ năm 1992

Nghiên cứu trên đã được thực hiện bởi một đội ngũ nhiều nhà khoa học chuyên về Nam Cực, phân tích và làm việc từ năm 2011. Đánh giá của họ dựa vào vệ tinh, radar và các công cụ khác để quan sát băng tan.Andrew Shepherd, nhà khoa học không gian ở Đại học Leeds và là người đứng đầu nhóm tác giả đã cho biết: “Tốc độ tan băng hiện nay đang nhanh gấp 3 lần ở thời điểm trước năm 2012… Trong 25 năm tới, tổn thất còn có thể nặng nề hơn”.Trong khi nguyên nhân làm tan băng chỉ có một phần nhỏ là do tự nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra việc biến đổi khí hậu đang là tác nhân chính khiến 3 ngàn tỷ tấn băng tan kể từ năm 1992 tới nay.

Biểu đồ cho thấy, băng tan ở khu vực Tây Nam Cực đang là tác nhân chính cho hiện tượng băng tan ở lục địa này

Cụ thể, hiện tượng băng tan phần lớn xảy ra ở phía Tây Nam Cực, nơi có dòng nước ấm xâm nhập dưới các sông băng. Nền tảng dưới các sườn núi băng bắt đầu trượt xuống, lần lượt các vùng nước ấm sẽ xâm lấn vào sâu hơn, khiến các tảng băng dễ sụp đổ. Hơn nữa, lượng băng ở Bán đảo Nam Cực cũng đang tan chảy ở tốc độ nhanh.Chỉ duy nhất có dải băng ở phía Đông Nam Cực (khu vực băng lớn nhất của lục địa này) vẫn ở trạng thái ổn định, lượng băng được tạo ra đang tăng nhẹ nhưng cũng không thể bù đắp cho khối lượng bị tan chảy ở các khu vực còn lại.Đây thực sự là một lời cảnh tình cho toàn nhân loại chúng ta cần chú trọng việc bảo vệ Trái Đất và giảm thiểu tác hại biến đổi khí hậu, trước khi gặp phải những hậu quả nghiêm trọng hơn.Theo Earther