Theo New York Post, nếu ở gần các thành phố, khi nhìn lên bầu trời bạn chỉ thấy rõ những ngôi sao lân cận tỏa sáng mạnh nhất. Trong bối cảnh ô nhiễm ánh sáng khiến bạn khó mà nhìn được nhiều thứ, những hình ảnh rực rỡ từ các thấu kính cực mạnh của Hubble sẽ giúp chúng ta mãn nhãn. Tên của “nàng công chúa” đẹp lộng lẫy đang tỏa sáng trên bầu trời lân cận trái đất được NASA phát hiện là NGC 6744.
(Ảnh: NASA)
NGC 6744 nằm trong chòm sao Pavo cách chúng ta 25 triệu năm ánh sáng, được nhà thiên văn người Anh James Dunlop phát hiện lần đầu vào năm 1826.
Với đường kính 200 ngàn năm ánh sáng, người em gái xinh đẹp này lớn gấp đôi Dải Ngân Hà của chúng ta. Với những cánh tay dài xoắn ốc uốn cong được hình thành từ vô số ngôi sao, hành tinh, bụi và khí lỏng, trông NGC 6744 khá giống với Milky Way về hình dáng. Không chỉ vậy, nó còn “giống với thiên hà chủ của chúng ta theo nhiều cách”, lời NASA trong một bài viết mới trên blog.
“Giống như Milky Way, NGC 6744 có một khu vực trung tâm nổi bật đầy các sao cũ màu vàng. Xa khỏi lõi thiên hà, chúng ta có thể thấy những phần cánh tay xoắn ốc đầy bụi được tô vẽ bằng những lớp phủ màu hồng và xanh da trời. Các địa điểm màu xanh đầy các cụm sao trẻ, còn màu hồng là các khu vực hình thành sao năng động, cho thấy là thiên hà vẫn còn rất sống động”.
Theo các nhà thiên văn, NGC 6744 là một trong những thiên hà xoắn ốc giống thiên hà chủ trái đất nhất trong vũ trụ địa phương (Local Universe).
(Ảnh: NASA)
Các ảnh chụp NGC 6744 được thực hiện bằng máy ảnh trường rộng 3 (WFC3) của Hubble. WFC3 là một phần của khảo sát Legacy ExtraGalactic UV Survey (LEGUS), khảo sát ánh sáng cực tím các thiên hà lân cận đang hình thành sao. Khảo sát LEGUS sẽ giúp các nhà thiên văn lý giải quan điểm về các thiên hà trong vũ trụ xa, nơi sự mở rộng không gian khiến cho hào quang cực tím từ các sao trẻ có thể trải dài tới các bước sóng hồng ngoại (trong dải quang phổ khả kiến, ánh sáng tím là ánh sáng có bước sóng ngắn nhất, còn ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất).
Ngày 28/4/2018 vừa qua là ngày kỷ niệm 28 năm hoạt động trên quỹ đạo của Hubble.
Linh Trần (Theo New York Post)
NGC 6744 nằm trong chòm sao Pavo cách chúng ta 25 triệu năm ánh sáng, được nhà thiên văn người Anh James Dunlop phát hiện lần đầu vào năm 1826.
Với đường kính 200 ngàn năm ánh sáng, người em gái xinh đẹp này lớn gấp đôi Dải Ngân Hà của chúng ta. Với những cánh tay dài xoắn ốc uốn cong được hình thành từ vô số ngôi sao, hành tinh, bụi và khí lỏng, trông NGC 6744 khá giống với Milky Way về hình dáng. Không chỉ vậy, nó còn “giống với thiên hà chủ của chúng ta theo nhiều cách”, lời NASA trong một bài viết mới trên blog.
“Giống như Milky Way, NGC 6744 có một khu vực trung tâm nổi bật đầy các sao cũ màu vàng. Xa khỏi lõi thiên hà, chúng ta có thể thấy những phần cánh tay xoắn ốc đầy bụi được tô vẽ bằng những lớp phủ màu hồng và xanh da trời. Các địa điểm màu xanh đầy các cụm sao trẻ, còn màu hồng là các khu vực hình thành sao năng động, cho thấy là thiên hà vẫn còn rất sống động”.
Theo các nhà thiên văn, NGC 6744 là một trong những thiên hà xoắn ốc giống thiên hà chủ trái đất nhất trong vũ trụ địa phương (Local Universe).
Các ảnh chụp NGC 6744 được thực hiện bằng máy ảnh trường rộng 3 (WFC3) của Hubble. WFC3 là một phần của khảo sát Legacy ExtraGalactic UV Survey (LEGUS), khảo sát ánh sáng cực tím các thiên hà lân cận đang hình thành sao. Khảo sát LEGUS sẽ giúp các nhà thiên văn lý giải quan điểm về các thiên hà trong vũ trụ xa, nơi sự mở rộng không gian khiến cho hào quang cực tím từ các sao trẻ có thể trải dài tới các bước sóng hồng ngoại (trong dải quang phổ khả kiến, ánh sáng tím là ánh sáng có bước sóng ngắn nhất, còn ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất).
Ngày 28/4/2018 vừa qua là ngày kỷ niệm 28 năm hoạt động trên quỹ đạo của Hubble.
Linh Trần (Theo New York Post)