Trang chủ Tin Tức Nga “bắt tay” Ấn Độ chế tạo máy bay chiến đấu thế...

Nga “bắt tay” Ấn Độ chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5

781
Đầu tiên, ông cũng phủ nhận các thông tin cho rằng phía Ấn Độ dự định rút khỏi dự án, và nói thêm: “Chủ đề này đang tiếp tục được thảo luận”.
Tiếp đó, Giám đốc UAC nhấn mạnh, nếu dự án được triển khai thành công, Ấn Độ sẽ không chỉ mua máy bay thế hệ thứ 5, mà còn sẽ tự khởi động sản xuất khi được cấp phép.
Được biết, dự án chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 (FGFA) được khởi động vào năm 2007, là một phần trong chính sách “Make in India” của chính phủ Ấn Độ. Theo kế hoạch, công ty xuất khẩu vũ khí Sukhoi của Nga sẽ hợp tác sản xuất với công ty Hindustan Aeronautics của Ấn Độ.
Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 (Su-57) là tổ hợp hàng không “đỉnh cao về kỹ thuật” của tất cả những loại máy bay hiện có. Sự xuất hiện của chúng thu hút sự quan tâm của quân đội Ấn Độ, chúng sẽ làm cơ sở để Nga-Ấn Độ tiếp tục phát triển xa hơn nữa của dự án FGFA.
Hình dạng bên ngoài tiêm kích dự án FGFA của Nga-Ấn – Ảnh: Topwar.ru

Dự án FGFA liên quan đến việc thiết kế và phát triển chung máy bay tiêm kích thế hệ mới sử dụng công nghệ “tàng hình”, vũ khí sẽ được bố trí trong thân và chúng mang đặc điểm của máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5.
Tại thời điểm này tất cả các công việc thiết kế tạo hình dạng của máy bay FGFA đã được hoàn thành. Chi phí của hợp đồng FGFA năm 2015 ước tính khoảng 11 tỷ USD, dự án này không chỉ liên quan đến sự nghiên cứu phát triển mà còn để sản xuất để trang bị cho cả hai nước.
Ấn Độ sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển và sản xuất cũng như đào tạo phi công để tiến hành thử nghiệm bay. Nếu dự án thành công, Delhi có kế hoạch mua hơn 200 máy bay mới nhất này. Trước đó, tờ Military Paritet của Nga cho rằng, Ấn Độ từng tỏ ra không hài lòng với khả năng tàng hình của FGFA khi chúng kém hơn chiếc F-22 và F-35. Vì vậy họ muốn ngừng hợp tác, tuy nhiên, dự án FGFA có tiếp tục hay dừng lại, đó sẽ là quyết định chính trị từ phía Ấn Độ.