Quảng cáo được đề cập dường như nhằm quảng bá các sản phẩm tầm trung mới nhất của công ty, gồm Nova 3 và 3i, sử dụng đối tượng nói tiếng Ả Rập. Sarah Elshamy, người mẫu nữ trong tài liệu quảng cáo, đã chia sẻ bức ảnh chụp trên Instagram của cô, cho thấy ảnh chụp bằng máy ảnh chuyên nghiệp mà không có bất kỳ sự xuất hiện nào của Nova 3 hay 3i. Bàn tay dang ra được cho là cầm điện thoại nhưng thực chất… không có gì.
Bức ảnh chụp bằng camera trước này sẽ cho thấy selfie với Nova 3 là vô cùng ấn tượng…
Mặc dù hình ảnh nhanh chóng bị Elshamy gỡ bỏ nhưng nội dung đã được chụp lại cho thấy một nhiếp ảnh gia đang cầm chiếc máy ảnh DSLR chụp ảnh nhân vậy quảng cáo khiến người dùng tin rằng nó đang được chụp bởi camera selfie kép 24 MP + 2 MP của Nova 3i, vốn được hỗ trợ bởi AI để làm đẹp hình ảnh.
Sau khi sự việc xảy ra, nhiều câu hỏi về khả năng AI trên các smartphone mà Huawei đã tạo ra có đúng như mô tả trong quảng cáo của công ty hay không. Nếu hình ảnh được chụp bằng máy ảnh DSLR, rất có khả năng hình ảnh được hiển thị trong quảng cáo không được sửa đổi bằng công nghệ AI, hoặc thậm chí tệ hơn là nó đã được chỉnh sửa bởi phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp.
… nhưng thực chất tấm ảnh này được chụp bởi máy ảnh DSLR.
Dù bằng cách nào đi chăng nữa thì vụ việc không phải là tin hay cho Huawei, đặc biệt khi đây không phải là lần đầu tiên công ty Trung Quốc bị phát hiện scandal liên quan đến xuyên tạc trong nội dung quảng cáo. Trở lại năm 2015, công ty này được cho là đã sử dụng Photoshop để làm mỏng các viền của P8 và P8 Max, trước khi bị phát hiện sử dụng chiến thuật tương tự khi quảng cáo mẫu máy ảnh từ chiếc P9 ra mắt sau đó 1 năm.
Theo Kiến Tường (Dân Việt)
Mặc dù hình ảnh nhanh chóng bị Elshamy gỡ bỏ nhưng nội dung đã được chụp lại cho thấy một nhiếp ảnh gia đang cầm chiếc máy ảnh DSLR chụp ảnh nhân vậy quảng cáo khiến người dùng tin rằng nó đang được chụp bởi camera selfie kép 24 MP + 2 MP của Nova 3i, vốn được hỗ trợ bởi AI để làm đẹp hình ảnh.
Sau khi sự việc xảy ra, nhiều câu hỏi về khả năng AI trên các smartphone mà Huawei đã tạo ra có đúng như mô tả trong quảng cáo của công ty hay không. Nếu hình ảnh được chụp bằng máy ảnh DSLR, rất có khả năng hình ảnh được hiển thị trong quảng cáo không được sửa đổi bằng công nghệ AI, hoặc thậm chí tệ hơn là nó đã được chỉnh sửa bởi phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp.
Dù bằng cách nào đi chăng nữa thì vụ việc không phải là tin hay cho Huawei, đặc biệt khi đây không phải là lần đầu tiên công ty Trung Quốc bị phát hiện scandal liên quan đến xuyên tạc trong nội dung quảng cáo. Trở lại năm 2015, công ty này được cho là đã sử dụng Photoshop để làm mỏng các viền của P8 và P8 Max, trước khi bị phát hiện sử dụng chiến thuật tương tự khi quảng cáo mẫu máy ảnh từ chiếc P9 ra mắt sau đó 1 năm.
Theo Kiến Tường (Dân Việt)