Theo báo cáo mới nhất của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) vào sáng 17/6, sau 3 ngày kể từ khi khai mạc FIFA World Cup 2018, VTV đã phát hiện hơn 700 trường hợp vi phạm bản quyền phát sóng giải đấu này trên internet và đã xử lý hơn 300 trường hợp. Trong đó, chỉ tính riêng vài phút đầu tiên của trận đấu khai mạc, VTV đã phát hiện, ngăn chặn hơn 100 trang web và mạng xã hội vi phạm bản quyền phát sóng.
Một đoạn livestream vi phạm bản quyền World Cup 2018 trên Facebook thu hút hơn 7.000 người xem.
VTV cho biết, có nhiều tài khoản Facebook đã chia sẻ toàn bộ trận đấu, cả chương trình bình luận trước, trong và sau trận đấu. Thậm chí, những tài khoản này còn ngang nhiên lấy tên là “Truyền hình VTV” và chuẩn bị một trang mạng dự phòng nếu đường tín hiệu ban đầu bị chặn.
Đi kèm với báo cáo nói trên, VTV cũng phát sóng một đoạn phỏng vấn luật sư luật sư Phan Vũ Tuấn – Trưởng Văn phòng Luật sư Phan Law Việt Nam về các hành vi vi phạm bản quyền World Cup 2018. Theo đó, có 3 hành vi vi phạm chính được luật sư Tuấn nêu ra như sau:
Đầu tiên là hành vi xâm phạm thông qua các ứng dụng cài đặt trên điện thoại, máy tính hay trên TV thông minh, Andorid Box,… chẳng hạn như SopCast. Những hành vi này xâm phạm cực kỳ phức tạp và thường xuyên xảy ra, được người dùng chia sẻ nhau trên các diễn đàn mạng.
Loại hình xâm phạm thứ hai là loại hình xâm phạm cực kỳ nghiêm trọng, đó là các website dẫn lại các chương trình truyền hình từ VTV, FPT,… Chẳng hạn, chỉ trong trận đấu đầu tiên trong khuôn khổ VCK World Cup 2018, đã có 28 website vi phạm như vậy.
Thứ ba là hành vi dùng mạng xã hội như YouTube hay Facebook để livestream. Hành vi này có thể chấm dứt được nhưng số lượng vi phạm là rất nhiều. Hành vi sử dụng sóng của VTV hay của FPT, thậm chí là sóng của nước ngoài để livestream cho người Việt Nam xem cũng đều vi phạm bản quyền World Cup 2018.
Theo Ngọc Phạm (Dân Việt)
VTV cho biết, có nhiều tài khoản Facebook đã chia sẻ toàn bộ trận đấu, cả chương trình bình luận trước, trong và sau trận đấu. Thậm chí, những tài khoản này còn ngang nhiên lấy tên là “Truyền hình VTV” và chuẩn bị một trang mạng dự phòng nếu đường tín hiệu ban đầu bị chặn.
Đi kèm với báo cáo nói trên, VTV cũng phát sóng một đoạn phỏng vấn luật sư luật sư Phan Vũ Tuấn – Trưởng Văn phòng Luật sư Phan Law Việt Nam về các hành vi vi phạm bản quyền World Cup 2018. Theo đó, có 3 hành vi vi phạm chính được luật sư Tuấn nêu ra như sau:
Đầu tiên là hành vi xâm phạm thông qua các ứng dụng cài đặt trên điện thoại, máy tính hay trên TV thông minh, Andorid Box,… chẳng hạn như SopCast. Những hành vi này xâm phạm cực kỳ phức tạp và thường xuyên xảy ra, được người dùng chia sẻ nhau trên các diễn đàn mạng.
Loại hình xâm phạm thứ hai là loại hình xâm phạm cực kỳ nghiêm trọng, đó là các website dẫn lại các chương trình truyền hình từ VTV, FPT,… Chẳng hạn, chỉ trong trận đấu đầu tiên trong khuôn khổ VCK World Cup 2018, đã có 28 website vi phạm như vậy.
Thứ ba là hành vi dùng mạng xã hội như YouTube hay Facebook để livestream. Hành vi này có thể chấm dứt được nhưng số lượng vi phạm là rất nhiều. Hành vi sử dụng sóng của VTV hay của FPT, thậm chí là sóng của nước ngoài để livestream cho người Việt Nam xem cũng đều vi phạm bản quyền World Cup 2018.
Theo Ngọc Phạm (Dân Việt)