Trang chủ Tin Tức Nhật Bản dùng camera AI nhằm giảm thiểu 40% số vụ “chôm...

Nhật Bản dùng camera AI nhằm giảm thiểu 40% số vụ “chôm chỉa” tại các cửa hàng, siêu thị

736

Tại Nhật Bản nói riêng, thế giới nói chung, trí tuệ nhân tạo đang âm thầm len lỏi vào cuộc sống, từ phát minh vị bánh quy, tái tạo hình ảnh, bắt tội phạm cho đến chấm thi. Hiện tại, AI đang được giao nhiệm vụ phát hiện một trong những loại hình phạm tội phổ biến nhất: Ăn cắp vặt.Theo kết quả khảo sát gần đây của công ty viễn thông khổng lồ NTT: Các doanh nghiệp bán lẻ ở Nhật thiệt hại khoảng 3,7 tỷ USD (84,5 nghìn tỷ đồng) tiền hàng hóa mỗi năm vì ăn cắp vặt. Không có cửa hàng, siêu thị nào miễn dịch hoàn toàn với tệ nạn này, các giải pháp công nghệ trước đó vẫn chưa đủ mạnh mẽ. Cho đến thời điểm hiện tại:
NTT đã hợp tác với công ty công nghệ Earth Eyes để tạo ra camera AI Guardman (người bảo vệ, từ ngữ thông dụng tại Nhật). Về cơ bản, nó là camera an ninh tích hợp AI để phát hiện hành vi trộm cắp.Cách nó hoạt động khá đơn giản: Camera quét bên trong cửa hàng và xác định những ai có ở đó. AI Guardman có khả năng nhận ra một số đặc điểm phổ biến của kẻ hay chôm chỉa như tìm góc khuất trong siêu thị, dáo dác kiểm tra xung quanh có người hay không…Nếu ai đó phô bày đủ những chuyển động và tư thế điển hình của kẻ trộm cắp, thông báo sẽ được gửi đến smartphone của nhân viên bán hàng, cho họ biết vị trí và ảnh của nghi phạm.Theo đúng quy trình, nhân viên sẽ tiếp cận nghi phạm và chào hỏi một cách thân thiện: “Ngày tốt lành! Tôi có thể giúp gì cho bạn không?” Như vậy, tên trộm sẽ chột dạ và từ bỏ ý định, hoặc, nếu AI gặp nhầm lẫn cũng không khiến khách hàng mất lòng.Kết quả sẽ được đưa ra bởi cả AI lẫn nhân viên bán hàng. Ngoài ra, ngay cả khi nắm được cách hoạt động của Guardman, nó có khả năng học hỏi để theo kịp những tên trộm.

Sau khi thử nghiệm tại một số điểm bán lẻ, tỷ lệ hao hụt hàng hóa đã giảm từ 32.000 USD xuống 18.000 USD/năm. Lắp đặt càng lâu, quan sát càng nhiều thì Guardman sẽ càng thông minh.Để sở hữu camera AI Guardman (tầm quan sát 13m, 144 độ) bạn phải chi khoảng 2200 USD (50 triệu đồng), chưa kể phí sử dụng dữ liệu đám mây khoảng 41 USD/tháng (hơn 900.000 đồng).

50 triệu đồng cho 1 camera giám sát có lẽ không đáng là bao so với khoản thiệt hại do trộm cắp vặt mà các doanh nghiệp phải chịu mỗi năm. Câu hỏi đặt ra là công nghệ này sẽ có tác dụng trong bao nhiêu lâu, liệu có bị kẻ trộm qua mặt hay không? Thời gian mới có thể trả lời được.Theo Sora News