Trang chủ Tin Tức Nhiều học sinh Trung Quốc không được nghỉ ngơi vì WeChat

Nhiều học sinh Trung Quốc không được nghỉ ngơi vì WeChat

711

Vào một buổi tối, Zhang Zehao, học sinh lớp 7 ở Thiên Tân, Trung Quốc, vẫn phải cố gắng hết mình để giải bài tập làm thêm toán được đăng do giáo viên gửi qua WeChat (một ứng dụng nhắn tin). Đến 7 giờ tối, mẹ cậu lại nhận thêm một bức ảnh chụp qua điện thoại: một mảnh giấy với ba câu hỏi hình học viết tay liên quan đến các đường thẳng song song. Buổi tối đó, cậu bé không phải nhận thêm bất kỳ bài tập nào nữa, nhưng đó mới chỉ là ngày học thứ tư của học kỳ mùa xuân.
Kể từ khi Tencent ra mắt WeChat vào năm 2011, ứng dụng này đã xâm nhập vào nhịp sống của Trung Quốc. Công ty cho biết đã có 650 triệu người dùng tích cực hàng tháng tính đến cuối tháng 9 năm ngoái. Trong một xã hội nơi luôn đặt nặng thành tích trong học tập, WeChat đã nhanh chóng len lỏi vào trong ngành giáo dục, kết nối tới nền văn hóa đặc trưng của Trung Quốc.
Trùng Khánh, một đại đô thị với 30 triệu dân ở tây nam Trung Quốc, đã yêu cầu tất cả các trường mẫu giáo, trường tiểu học và trung học phải có các tài khoản WeChat chính thức trước cuối tuáng 6 năm nay để giao tiếp trực tuyến với các phụ huynh và học sinh.
Đối với Zehao, ứng dụng này là một diễn đàn cho bài tập làm thêm về nhà, là bảng báo cáo các hành vi sai trái ở trường, và group chat làm cho mọi hoạt động bị cả lớp theo dõi chặt chẽ. “Ý định là tốt, vì các giáo viên muốn liên lạc chặt chẽ hơn với phụ huynh để cải thiện thành tích học tập của các em.” Mẹ của cậu bé, bà Chen Zongying, 43 tuổi cho biết. “Nhưng nó cũng làm cho bạn căng thẳng.
Vào một đêm tháng Một, lúc 10 giờ tối, khi các học sinh trên khắp Trung Quốc đang chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ trước khi nghỉ đông, giáo viên toán của Zehao vẫn gọi cho cậu. Cô nói với cậu rằng có lỗi sai trong bài tập hình học cậu đưa lên WeChat. Giáo viên yêu cầu cậu sửa và đăng lại một bức ảnh chụp bài đã sửa càng sớm càng tốt để cô có thể xem lại trước nửa đêm.
Li Guibin kiểm tra WeChat để xem bài tập về nhà mà cậu được giao.
Toán học không phải là môn ưa thích của Zehao, do vậy cậu thường sửa bài khá muộn trên WeChat. Trong khi chờ đợi, điện thoại của mẹ cậu phát ra các tiếng bíp mỗi khi một học sinh khác nộp bài tập của mình và giáo viên gửi lời nhắc. Bà Chen cho biết mình đôi khi phải để điện thoại ở chế độ im lặng.
Các chuyên gia đồng ý rằng ứng dụng nhắn tin đang gia tăng thêm áp lực vốn dĩ đã nặng nề sẵn trong hệ thống giáo dục của Trung Quốc. “Nó vi phạm quyền riêng tư của học sinh và ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của học sinh“, ông Xiong Bingqi, phó giám đốc viện nghiên cứu giáo dục thế kỷ 21 nói. “Chúng ta nên rõ ràng về cách thức mà nền tảng công nghệ này có thể được sử dụng.”
Zehao hoài nghi về cách mà WeChat giúp học sinh học tốt hơn: ứng dụng không chỉ làm việc nộp bài tập diễn ra ngày lập tức mà còn cho phép chia sẻ và sao chép bài tập đã hoàn thành ngay tức thì. “Ứng dụng này không hẳn hữu dụng đến vậy,” cậu nói. Phát ngôn viên của Tencent đã từ chối bình luận về điều này.
Đối với học sinh nhỏ tuổi, việc sử dụng WeChat ít gay gắt hơn nhưng vẫn khá phiền toái. Vào ngày đầu tiên đi học trong học kỳ mùa xuân này, Li Guibin, một học sinh lớp 3 ở Thiên Tân, đã được nghỉ buổi chiều vì hôm đó là lễ hội đèn lồng. Sau khi cậu về nhà, thầy dậy toán của cậu đã gửi lời nhắc đến group chat của cả lớp về việc phân chia các bài tập nào học sinh cần phải hoàn thành vào chiều hôm đó.
Nhưng ít nhất các bài tập đó đã được chuyển sang sáng hôm sau, chứ không cần phải nộp ngay trong ngày qua WeChat. “Khi mới học lớp một, một số phụ huynh có điện thoại rất cũ và không quen thuộc với WeChat,” mẹ của Guibin, Zhuang Yanfei 30 tuổi cho biết. “Nhưng họ đã nhanh chóng mua điện thoại mới và học cách sử dụng nó.
Dù vậy, không phải mọi trường học đều cực đoan như vậy khi kết hợp WeChat vào lớp học. Yan Xu, giáo viên dạy môn tiếng Trung và văn học lớp 3 ở Thiên Tân, cho biết, ngoài việc thông báo cho các phụ huynh về các sự kiện ở trường, trường của cô chỉ sử dụng WeChat để giới thiệu các bài làm xuất sắc. “Nếu chúng ta ca ngợi những em học giỏi, các phụ huynh khác sẽ khuyến khích con em mình học hành chăm chỉ hơn,” cô nói.
Nhưng việc nuôi dưỡng tâm trí trẻ cần nhiều hơn thế. “WeChat chỉ là nền tảng mới nhất làm trung gian tương tác giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh,” Danah Boyd, nhà nghiên cứu của Microsoft cho biết. “Không có sự can thiệp nào của công nghệ có thể tạo ra sự khác biệt nếu áp lực xung quanh không gian văn hóa không thay đổi.” Ông cũng là người nghiên cứu phương tiện truyền thông xã hội và là tác giả của cuốn “It’s Complicated: The Social Lives of Networked Teens“.
Tham khảo: TechnologyReview