Trang chủ Tin Tức Nhìn lại lịch sử OnePlus: Từ flagship killer mạnh mẽ dần trở...

Nhìn lại lịch sử OnePlus: Từ flagship killer mạnh mẽ dần trở thành người chạy theo xu hướng

799

Cuối năm nay, OnePlus sẽ chính thức kỷ niệm 5 năm có mặt trên thị trường nhưng tính cho đến hiện tại hãng đã ra mắt đến 8 smartphone với tiêu chí sản xuất là “Tập trung làm một việc cho thật tốt” (Do one thing and do it well). Các sản phẩm của OnePlus từng được mệnh danh là “flagship killer” do cấu hình tương đương như giá lại ổn hơn rất nhiều so với smartphone cao cấp của những thương hiệu nổi tiếng khác.
Vừa qua, hãng đã ra mắt sản phẩm mới nhất là OnePlus 6 với khá nhiều cải tiến so với những dòng OnePlus trước, nhân dịp này, chúng ta hãy điểm lại những smartphone đã làm nên tên tuổi của OnePlus nhé.
OnePlus One
Vào năm 2014 khi OnePlus One ra mắt, thị trường Android đang trong thời điểm khá phức tạp khi những smartphone “Play Edtion” với hệ điều hành thuần Android không đạt được thành công và hệ điều hành Android One cũng chung số phận khi chỉ dành cho những thiết bị cấu hình cực thấp tại những thị trường đang phát triển, không giống Android One mà ta biết ngày nay.
Trong bối cảnh đó, OnePlus One xuất hiện như một ngôi sao sáng khi được cài sẵn Cyanogen OS, hệ điều hành dựa trên Android cực kỳ phổ biến. OnePlus One chỉ có gía 300 USD, một “flagship killer” thực thụ tại thời điểm đó với cấu hình mạnh mẽ như Snapdragon 801, màn hình 5.5 inch Full HD.
Do lúc này OnePlus chỉ là công ty nhỏ nên hãng chỉ bán OnePlus One qua thư mời mua.
Là một trong những hệ điều hành nhẹ nhàng, mượt mà nhất lúc bấy giờ OnePlus One với Cyanogen OS hoạt động “ngọt” hơn nhiều đối thủ có giá tiền gấp đôi. Nhiều người cho rằng OnePlus One chính là chiếc OnePlus tuyệt vời nhất từ trước đến nay.
Doanh số OnePlus One đạt đến 1 triệu chiếc, trong đó 40% là tại Châu Á, 30% tại thị trường Châu u và 20% tại Bắc Mỹ.
OnePlus 2
OnePlus 2 cũng được bán thông qua hệ thống đạt hàng trước, tiếng lành đồn xa, sau phiên bản đầu tiên được người dùng đánh giá cực cao, OnePlus 2 nhận được lượng đặt hàng rất lớn, đến mức server của OnePlus bị sập do quá tải trong những giờ đầu mở bán. Sau một tuần, số lượng đặt máy lên đến 2 triệu.
Do một số vấn đề bản quyền nên OnePlus 2 không còn dùng Cyanogen OS nữa mà chuyển sang Oxygen OS. OnePlus 2 cũng cho thấy OnePlus đã chú ý hơn đến thiết kế sản phẩm khi cung cấp nhiều chất liệu khác nhau, từ kim loại cho đến gỗ tre.
OnePlus 2 sử dụng chip Snapdragon 810 được hạ xung để tránh lỗi overheat trên con chip này, máy có camera chính 13MP hỗ trợ chống rung quang học OIS.
OnePlus 2 không phải là một smartphone hoàn hảo, nhiều người dùng đã gặp lỗi màn hình rất nặng, không nhận cảm ứng. Trong cùng năm 2015, hãng tiếp tục ra mắt một chiếc smartphone nữa…
OnePlus X
OnePlus lại tiếp tục trượt dốc với OnePlus X, một smartphone hướng đến người dùng cần máy nhỏ vừa tay. Máy có thiết kế khá đẹp với khung nhôm, mặt lưng kính sang trọng.
OnePlus X được trang bị Snapdragon 801 như bản OnePlus đầu tiên nhưng lược bỏ OIS, không có cảm biến vân tay, thay cổng USB-C bằng cổng Micro-USB cũ kỹ. Phần mềm cũng là điểm yếu của OnePlus X, được cài sẵn Android 5.1 Lollipop nhưng hãng chỉ hỗ trợ nâng cấp một lần lên Android 6.0 Marshmallow rồi bỏ rơi luôn.
OnePlus 3
OnePlus 3 đánh dấu sự thay đổi trong phương thức bán hàng của OnePlus, người dùng đã có thể mua tự do không cần thông qua thư mời nữa. Máy có thiết kế khá ấn tượng bằng kim loại và cũng đánh dấu sự chuyển mình trong thiết kế của OnePlus, từ từ đi theo những xu hướng thiết kế đang thịnh hành trong tính năng.
Máy được trang bị Snapdragon 820, dung lượng RAM đến 6GB cực khủng lúc đó. Tuy nhiên điều này cũng khiến OnePlus dính phải một “scandal” đầy tai tiếng do Oxygen OS lúc đó không thể tận dụng hết số RAM khủng này, OnePlus phãi kìm hãm lượng RAM lại để tăng thời lượng pin. Cuối cùng, mọi vấn đề cũng được giải quyết.
Đây cũng là chiếc OnePlus đầu tiên dùng màn hình AMOLED của Samsung, đến nay, tất cả các máy cũng OnePlus đều sử dụng màn hình này.
OnePlus 3T
Chỉ 5 tháng sau khi ra mắt OnePlus 3, hãng tiếp tục giới thiệu OnePlus 3T, một phiên bản nâng cấp cấu hình. OnePlus 3T sử dụng chip Snapdragon 821, nâng độ phân giải camera selfie lên 16MP và gấp đôi dung lượng lưu trữ từ 64GB lên 128GB, cùng với đó là màu Gunmetal và Soft Gold mới.
OnePlus 5
OnePlus đã bỏ qua bản 4 mà lên thẳng bản 5, với thiết kế tổng thể tương tư như người tiền nhiệm, có lẽ điểm nhấn lớn của OnePlus 5 chính là camera kép ở mặt sau thiết kế khá giống iPhone 7 Plus. Cụm camera kép của máy có độ phân giải 16MP+20MP, trong đó camera chính 16MP dùng cảm biến của Sony và camera phụ 20MP đóng vai trò lens tele cho phép zoom quang 1.6x và 2x khi kết hợp với zoom kỹ thuật số. Tuy nhiên, điểm trừ là không có khả năng chống rung quang học OIS.
Phiên bản cao cấp nhất có dung lượng RAM lên đến 8GB, đây cũng là smartphone có màn hình tỷ lệ 16:9 cuối cùng trong đại gia đình OnePlus, tính đến hiện nay.
OnePlus 5T
Cũng như 3T, 5T là phiên bản nâng cấp của OnePlus 5 nhưng có thay đổi lớn trong thiết kế. Hãng đã chuyển sang màn hình tỷ lệ 18:9 đang rất thịnh hành kể từ khi LG G6 và Samsung Galaxy S8 ra mắt. Do kéo dài màn hình nên cảm biến vân tay được chuyển xuống mặt sau và OnePlus cũng bắt đầu quảng cáo tính năng mở khoá bằng khuôn mặt mạnh mẽ hơn.
OnePlus 5T cũng có camera kép 16+20MP nhưng khác với người tiền nhiệm, camera phụ giờ đây có tiêu cự tương đương camera chính, nghĩa là vẫn dùng để chụp xoá phông, nhưng không thể zoom quang được nữa. Sự “cải lùi” này tiếp tục xuất hiện trên smartphone mới nhất của hãng…
OnePlus 6
OnePlus 6 còn có màn hình dài hơn 5T với tỷ lệ 19:9 cùng với “tai thỏ”. Kiểu thiết kế này vẫn còn đang gây tranh cãi do đi theo xu hướng của iPhone X, may mắn thay OnePlus 6 vẫn còn giữ jack tai nghe 3.5mm.
OIS cũng trở lại cùng với cảm biến camera lớn hơn, giúp chụp ảnh thiếu sáng “ngon” hơn. OnePlus 6 có thể quay video 4K @ 60fps và quay video slow-mo 480fps @ 720p. Máy còn có phiên bản bộ nhớ trong đến 256GB.
OnePlus 6 cũng có khả năng kháng nước nhưng chưa biết theo chuẩn IP nào, máy hoàn thiện bằng chất liệu kính, nhưng không hỗ trợ sạc không dây, có lẽ phải chờ đến OnePlus 6T mới có tính năng này.
OnePlus đã đi được một chặng đường dài trong 5 năm qua, hãy cùng chờ xem hãng có đem đến cho người dùng bất ngờ nào trong tương lai nữa không.
Nguồn: GSMArena