Trang chủ Tin Tức Những phát minh công nghệ hàng đầu góp phần cứu sống nhiều...

Những phát minh công nghệ hàng đầu góp phần cứu sống nhiều người

862
Các thiết bị đeo và thiết bị cảm ứng: Lịch sử phát triển của ngành Y học thế giới đã tiến đến một bước gần như không tưởng, đó là sự tiến bộ về khả năng chẩn đoán cũng như đưa ra các cảnh báo quan trọng trước các dấu hiệu liên quan đến sức khỏe con người. Và góp phần cho sự tiến bộ này của Y học là các thiết bị đeo, các thiết bị cảm ứng được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2012, đến nay mỗi năm các thiết bị này góp phần cứu sống khoảng 2 triệu người.
Điều hòa không khí: ra đời từ năm 1950, đến nay điều hòa không khí đã giúp ngăn chặn khoảng 2 triệu người rơi vào các cơn đột quỵ do nhiệt độ tăng hoặc giảm mạnh.
Các cơ quan nhân tạo để cấy ghép: việc tạo ra các cơ quan nhân tạo để cấy ghép vào cơ thể người nhằm thay thế các bộ phận không còn khả năng hoạt động cũng là một bước phát triển tưởng như chỉ có trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, thực tế kể từ năm 2011, mỗi năm các các cơ quan nhân tạo đã mang lại sự sống cho khoảng 150.000 người. Như năm 2017, Các nhà khoa học hiện đã phát triển một tuyến ức nhân tạo (tuyến ức là một cơ quan quan trọng quyết định đến hệ thống miễn dịch ở người), có khả năng sản sinh ra các tế bào T đặc biệt chống lại các tế bào ung thư trong cơ thể khi có nhu cầu
Công nghệ in 3D: cần phân biệt một cách rõ ràng in 3D ở đây là in ra một vật thể 3D có thể sờ, quan sát, cầm nắm được chứ không phải là in ra một hình ảnh mà ta nhìn vào nó nổi khối 3 chiều gần giống như ngoài đời. Kể từ năm 2011, nhiều tổ chức Y tế trên thế giới có thể in 3D các thiết bị phục vụ công tác y học như phôi, chân tay giả theo yêu cầu và có thể cứu chữa kịp thời cho khoảng 100.000 người mỗi năm.
Vệ tinh: Vệ tinh được đưa lên quỹ đạo nhằm phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, quan sát Trái Đất, đồng thời có thể tìm kiếm vật thể và bắt tín hiệu từ các máy bay mất tích. Với những chức năng kể trên, từ những năm 2000, vệ tinh được sử dụng để dự báo cũng như ứng phó với thiên tai và theo cách này, mỗi năm có khoảng 250.000 người thoát khỏi “cơn cuồng nộ” của thiên nhiên.
Cải tiến an toàn trên ô tô: Ô tô bắt đầu được trang bị dây an toàn vào năm 1960, tiếp theo là túi khí, nhờ những công nghệ này mà khoảng 03 triệu người được cứu sống mỗi năm.
Trí tuệ nhân tạo (AI): AI xuất hiện vào năm 2010 và được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để giúp theo dõi, dự đoán và phân tích một loạt các yếu tố trong các ngành khác nhau. Vì vậy, những cống hiến của công nghệ này cho cuộc sống con người là vô giá.
Điện não đồ: Kể từ năm 2013, kỹ thuật đo điện não đồ, một thăm khám đo lường các hoạt động điện và các sóng trong não bộ được đưa vào sử dụng rộng rãi. Đo điện não đồ có thể phát hiện những sóng điện não bất thường trong một số bệnh lý thần kinh, tai biến mạch máu não… Nhờ có công nghệ này, khoảng 04 triệu người được cứu sống mỗi năm.
Xe ô tô tự lái: Một chiếc ô tô muốn có khả năng tự lái phải đảm bảo được ba yêu cầu: hệ thống GPS xác định hành trình, các cảm biến để phát hiện những tình huống bất ngờ xảy ra trên đường, và một hệ thống có khả năng kết hợp GPS lần thông tin từ cảm biến thành hành động thực tế như lái xe, tăng tốc, bóp phanh. Năm 2014, xe tự lái được giới thiệu ra thị trường và kết quả là có khoảng 1,5 triệu người thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” trên các tuyến đường mỗi năm.
X quang: là chuyên ngành sử dụng hình ảnh y khoa để chẩn đoán và điều trị bệnh có thể thấy được trong cơ thể người. Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện nay rất đa dạng không chỉ giới hạn ở tia X, các công nghệ như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), y học hạt nhân gồm chụp xạ hình cắt lớp positron (PET), và chụp cộng hưởng từ (MRI) được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Từ năm 1970, các công nghệ như tia X, quét CT và MRI đã cứu được khoảng 25 triệu mạng sống.
Ứng dụng quản lý thuốc: các ứng dụng để quản lý việc cung cấp thuốc insulin (1 loại hooc-môn chuyển glucose (đường) từ máu vào tế bào và kiểm soát đường máu ), thuốc hạ huyết áp, nồng độ thuốc… đã được sử dụng từ năm 2010 và ước tính đã cứu sống được 250.000 sinh mạng mỗi năm.
IoT được viết đầy đủ là Internet of Things (Internet của vạn vật): có thể hiểu nôm na là khi tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau qua mạng Internet, người dùng (chủ) có thể kiểm soát mọi đồ vật của mình qua mạng mà chỉ bằng một thiết bị thông minh, chẳng hạn như smartphone, tablet, PC hay thậm chí chỉ bằng một chiếc smartwatch nhỏ bé trên tay. Kể từ năm 2015 cho đến nay, IoT đã đóng góp vào việc kiểm tra và ngăn chặn các lỗi trong bệnh viện, dẫn đến khoảng 01 triệu người được cứu mỗi năm.
Phẫu thuật bằng robot: Để giúp bệnh nhân đỡ mất máu, đau khi mổ… công nghệ phẫu thuật bằng robot ra đời không những là bước đột phá, nâng tầm y học mà còn mở ra cơ hội cho người được điều trị bằng kỹ thuật cao một cách chính xác, linh hoạt, an toàn và mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Phẫu thuật đã được thực hiện bởi robot từ năm 2000 đã góp phần mang lại sự sống cho 01 triệu người mỗi năm.
Dữ liệu lớn (Big Data): là một thuật ngữ cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được. Dữ liệu lớn bao gồm các thách thức như phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư. Kể từ năm 2004, dữ liệu lớn đã được sử dụng để dự đoán thiên tai dựa trên các mô hình cũng như xu hướng khác nhau và ước tính đã cứu sống được 50.000 sinh mạng mỗi năm.
Dữ liệu y tế có nguồn gốc từ cộng đồng: việc chia sẻ dữ liệu đã góp phần giúp khoa học y tế tiến bộ nhanh hơn, đặc biệt là khi dữ liệu được tổ chức trong các đơn vị biệt lập. Kể từ khi dữ liệu về y tế được tập hợp và chia sẻ rộng rã đã cứu sống khoảng 500.000 người mỗi người.
Bản đồ di truyền: Từ năm 2013, khả năng sử dụng bản đồ gen di truyền để xác định và điều trị các bệnh di truyền đã mang lại sự sống cho khoảng 5 triệu người mỗi năm.

Hoàng Thanh (theo Telegraph) .

VietBao.vn