Trang chủ Tin Tức Những viên đá 5000 năm tuổi nghi chạm khắc mô hình nguyên...

Những viên đá 5000 năm tuổi nghi chạm khắc mô hình nguyên tử

836
5 viên đá mang hình dạng cấu trúc nguyên tử có từ thời tiền sử phát hiện tại Scotland khiến các nhà khoa học bối rối.
Năm viên đá này là một phần của bộ sưu tập tại Bảo tàng Ashmolean. Chúng được làm bằng các loại đá khác nhau như đá sa thạch và đá granit. Những viên đá này được tạo ra tại thời kỳ đồ đá mới, khoảng giữa năm 3000 và 2000 trước Công nguyên. Hơn 400 viên đá đã được tìm thấy ở Scotland.
Mới đây, các nhà khoa học đã tạo ra các mô hình 3D của những viên đá bí ẩn. Các mô hình mới của họ cũng cho thấy một số mẫu ẩn trước đây và các chi tiết khác mà mắt thường không thể đánh giá được. Tổng cộng, 60 mẫu đã được thực hiện, bao gồm cả bộ sưu tập đá nổi tiếng Towie.
Những viên đá với hình thù kì lạ (Nguồn: Bảo tàng quốc gia Scotland)
Chúng ta có thể thấy trong hình, có những mô hình đối xứng được khắc trên bề mặt của những viên đá.
Hầu hết các viên đá có kích thước tương tự với đường kính 70mm, ngoại trừ một số viên đá lớn hơn có đường kính lên tới 114mm. Số lượng các núm gồ lên được điêu khác trên mỗi viên đã thay đổi từ 4 đến 33, một số viên đá cũng bao gồm các mẫu xoắn ốc kỳ lạ. Viên đá trong bức ảnh được tìm thấy tại Skara Brae thuộc quần đảo Orkney tại Scotland và có niên đại từ năm 3400 đến năm 2000 trước công nguyên.
Một hòn đá nổi tiếng khác là Đá Towie được tìm thấy trên đồi Glas ở Aberdeenshire. Nó có đường kính khoảng 76mm và có ba núm tròn nổi lên nhưng mỗi bề mặt bao gồm nhiều biểu tượng giống như xoắn ốc. Viên đá này cũng có niên đại từ năm 2500 đến 1900 trước Công nguyên.
Người ta liên tưởng nó đến cấu trúc nguyên tử (Nguồn: Bảo tàng quốc gia Scotland)
Năm viên đá của bảo tàng Ashmolean là một phần của bộ sưu tập của nhà khảo cổ học người Anh ông John Evans, người đã nghĩ rằng những viên đá này đã được sử dụng trong chiến tranh. Tuy nhiên, lời giải thích này không nhận được nhiều sự đồng thuận bởi chúng được tìm thấy trong tình trạng không có hư hại nào trên bề mặt, điều này sẽ không xảy ra nếu chúng bị ném trong thời chiến và nó đòi hỏi nhiều kỹ năng để có thể ném những viên đá như thế vào kẻ thù.
Các giải thích khác bao gồm rằng chúng được sử dụng trong lưới đánh cá hoặc có vai trò nghi lễ khi mà những ai cầm chúng sẽ có quyền được phát biểu. Nhưng một lần nữa, việc sử dụng những viên đá này trong lưới đánh cá sẽ không giải thích được sự phức tạp của việc tạo ra chúng một cách quá tinh tế.
Ít nhất, các mẫu đối xứng nổi cho thấy rằng bất cứ ai làm ra những vật thể đó cũng có kiến ​​thức về hình học như khối đa diện đều Platon. Những kiến thức họ sở hữu vượt xa những gì chúng ta vẫn nghĩ về thời kỳ đó.
Một lời giải thích khác hiện đang thu hút được sự quan tâm, đó là chúng đại diện cho các mô hình của hạt nhân nguyên tử? Việc biểu diễn các nguyên tử như vậy đã được sử dụng rộng rãi trong thời đại của chúng ta. Liệu những con người thời đó đã có kiến ​​thức về hóa học và có thể biểu diễn cấu trúc nguyên tử của các nguyên tử khác nhau?
Theo Ancient origin, những lý thuyết đầu tiên về nguyên tử được một nhà hiền triết Ấn Độ tên là Acharya Kanad đưa ra vào khoảng 600 TCN.
Có lần khi đang tản bộ, tay cầm miếng thức ăn trên tay, Kanad đã hứng chí bẻ nó ra thành nhiều mẩu nhỏ cho đến khi nhận ra rằng ông không thể chia miếng thức ăn này thành những phần nhỏ hơn nữa, vì nó đã quá nhỏ. Từ thời điểm đó, Kanad đã khái niệm hoá ý tưởng về một hạt không thể được chia nhỏ hơn. Ông gọi loại vật chất không thể chia nhỏ này là Parmanu, hay anu (nguyên tử).
Nhà hiền triết Acharya Kanad của Ấn Độ cổ đã đưa ra lý thuyết nguyên tử từ thế kỷ 6 TCN (Ảnh: Ancient origin)
Cũng phải đến thế kỷ 5 TCN, tại phương Tây, thuyết nguyên tử mới bắt đầu xuất hiện cùng với công trình nghiên cứu của hai nhà triết học Hy Lạp cổ đại Leucippus và Democritus.
Như vậy, một nhóm người Scotland nào đó đã biết đến lý thuyết này trước đó 1500 năm và thậm chí còn đạt được thành tựu vượt trội hơn hẳn khi đã nhìn thấy và mô phỏng lại cấu trúc của các nguyên tử trên các đồ tạo tác đá? Điều này không phải là không thể xảy ra nếu chúng ta tán đồng với luận điểm cho rằng trước chúng ta, trên Trái Đất có tồn tại các thời kì văn minh khác.
Việc tồn tại các nền văn minh tiến tiến khác trước nền văn minh lần này của chúng ta không hoàn toàn chỉ dừng lại ở góc độ giả thuyết. Các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều các di chỉ và cổ vật kỳ lạ chứng minh cho luận điểm này, chẳng hạn:
Vào tháng Sáu năm 1968, nhà sưu tập William J. Meister ở Antelope Spring, Utah, Mỹ tìm thấy một tảng đá dày năm centimet trên đó có hóa thạch của một dấu giày của con người kèm theo một dấu vết khác vô cùng đặc biệt: hóa thạch một chú bọ ba thùy bị giày dẫm xuống. Điều này khiến cho các nhà khoa học vô cùng bối rối, bởi bọ ba thùy là loài sinh vật đã biến mất vào cuối kỷ Permi cách đây khoảng 250 triệu năm. Làm sao con người có thể dẫm lên một sinh linh đã biến mất cách đây hàng trăm triệu năm? Lại đặc biệt là người đi giày, một dấu hiệu rõ ràng của nền văn minh. Hóa thạch của dấu giày có niên đại hàng trăm triệu năm? Làm sao tất cả những điều này lại là sự thật?
Hóa thạch bọ ba thùy trên dấu giày 250 triệu năm tuổi (Ảnh: wikipedia)
Theo kiến thức phổ thông, Galileo Galilei là người đã phát minh ra kính viễn vọng vào năm 1609 tại Italia nhưng một hòn đá với niên đại 30.000 năm tìm thấy ở Peru được chạm khắc hình người với trang phục hiện đại, trên tay cầm một chiếc kính viễn vọng đang quan sát các chòm sao, hành tinh và sao chổi. Một số hòn đá còn miêu tả những cảnh tượng như truyền máu, cấy ghép nội tạng và mổ đẻ ngày nay…điều này nếu chiểu theo thuyết tiến hóa thì quả thực không thể lý giải được.
Đá Ica niên đại 30.000 năm in hình người mặc quần áo, tay cầm kính viễn vọng đang quan sát thiên thể (Ảnh: Museo Cabrera)
Trong một ví dụ ấn tượng khác, năm 1972, một nhà máy của Pháp đã nhập khẩu quặng uranium từ Oklo, Cộng hòa Gabon, ở Châu Phi. Trước sự ngạc nhiên của họ, các kỹ sư đã phát hiện uranium đã được sử dụng và đã tới hiện trường khảo sát. Kết quả khám phá ra rằng địa điểm của mẫu quặng là một lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn, tồn tại từ 1,8 tỷ năm trước và hoạt động gần 500.000 năm. Cấu trúc của lò hiện đại và được bố cục hợp lý đến mức con người thời nay chưa thể tạo dựng.
Còn rất nhiều các tích cổ khó giải thích như trên nằm rải rác khắp nơi trên thế giới. Nhiều nhà khoa học dũng cảm đã thừa nhận rằng có những nền văn minh thời tiền sử khác nhau đã từng tồn tại và biến mất nhiều lần trong lịch sử dài đằng đẵng.
Cuối cùng, sự thật về nguồn gốc của chúng ta có vẻ hoàn toàn khác xa với những điều được giải thích thông thường qua các bộ sách giáo khoa, rằng chúng ta là loài người văn minh hiện đại duy nhất từ trước tới nay trên địa cầu này và chúng ta vốn tiến hóa từ người vượn. Chỉ những ai dám vượt lên những nhận thức thiên kiến, đón nhận và suy xét một cách lý trí những phát kiến và thành tựu khảo cổ mới có thể nhận thức được những điều thực sự chân chính.
Nhật Quang