Một nghiên cứu của Đại học Toledo (Mỹ) được công bố trên tạp chí Scientific Reports, vừa một lần nữa khẳng định sự tác động tiêu cực của ánh sáng xanh lên mắt người. Theo nghiên cứu này, ánh sáng xanh dẫn đến thoái hóa điểm vàng và theo thời gian, nó trở thành nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Hoa Kỳ.
Nhìn vào màn hình smartphone quá nhiều trong màn đêm sẽ gây mù lòa về sau.
Không biểu hiện ngay
“Chúng ta tiếp xúc với ánh sáng xanh liên tục, và giác mạc của mắt không thể ngăn chặn hoặc chống lại nó”, tiến sĩ Ajith Karunarathne – Trợ lý giáo sư tại khoa Hóa học và Hóa sinh tại Đại học Toledo cho biết. Theo tiến sĩ Karunarathne, các thí nghiệm của họ giờ đây đã giải thích điều này xảy ra như thế nào, và ông hi vọng điều này sẽ giúp tìm ra các liệu pháp làm chậm thoái hóa điểm vàng, chẳng hạn như một loại thuốc nhỏ mắt mới.
Thoái hóa điểm vàng là một bệnh về mắt không thể chữa được và sẽ dẫn đến mất thị lực ở người. Nó không biểu hiện ngay mà thường chỉ bắt đầu với những người 50 – 60 tuổi, do khi đó các tế bào thụ quang trong võng mạc đã bị giết chết.
“Các phân tử trong võng mạc phải hoạt động liên tục nếu một người muốn nhìn thấy gì đó. Photoreceptors (cơ quan nhận kích thích ánh sáng – PV) là vô dụng khi không có các tế bào võng mạc được sản xuất trong mắt”, ông Karunarathne nói.
Cấu tạo và các thành phần của mắt người.
Ánh sáng xanh tác động lên tế bào như thế nào?
Về nguyên nhân cụ thể, phòng thí nghiệm của Karunarathne phát hiện ra rằng, tiếp xúc với ánh sáng xanh làm võng mạc kích hoạt các phản ứng và tạo ra các phân tử hóa học độc hại trong tế bào thụ quang.
Kasun Ratnayake, một nghiên cứu sinh của tiến sĩ Karunarathne cho biết thêm: “Nó độc hại. Nếu bạn chiếu ánh sáng xanh lên võng mạc, võng mạc sẽ sinh ra những thứ giết chết các tế bào thụ quang như phân tử nhận tín hiệu trên màng tang của mắt. “Các tế bào này không tái sinh trong mắt. Khi chúng chết, chúng sẽ chết mãi mãi”, Ratnayake cảnh báo.
Điểm mấu chốt của nghiên cứu là khi mở rộng ra các loại tế bào khác trong cơ thể, chẳng hạn như tế bào ung thư, tế bào tim và tế bào thần kinh. Khi tiếp xúc với ánh sáng xanh, các loại tế bào này cũng đã chết do kết hợp với võng mạc. Ngược lại, khi thiếu một trong hai nhân tố là ánh sáng xanh hoặc võng mạc thì các loại tế bào ung thư, tim và thần kinh nói trên không bị ảnh hưởng.
Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra một loại phân tử gọi là alpha tocoferol, một dẫn xuất của Vitamin E và một chất chống oxy hóa tự nhiên trong mắt và cơ thể, có chức năng ngăn chặn các tế bào chết. Tuy nhiên, khi một người già hoặc hệ thống miễn dịch bị giảm, con người sẽ mất khả năng chống lại sự tác động vô cùng nguy hại của ánh sáng xanh.
Ánh sáng xanh là chất xúc tác làm giác mạc sản sinh chất độc hại, chất này sẽ giết chết các tế bào khác.
Làm gì để tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh?
Hiện, thí nghiệm đang được mở rộng bằng cách đo ánh sáng phát ra từ TV, màn hình điện thoại di động và máy tính bảng để hiểu rõ hơn cách các tế bào trong mắt phản ứng với ánh sáng xanh hàng ngày.
“Một số công ty sản xuất điện thoại đang thêm bộ lọc ánh sáng màu xanh vào màn hình, và tôi nghĩ đó là một ý tưởng hay”, tiến sĩ John Payton – Trợ lý giáo sư tại Khoa Hóa học và Hóa sinh của Đại học Toledo bình luận.
Để bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi ánh sáng xanh, các nhà khoa học khuyến cáo nên đeo kính râm có thể lọc cả tia cực tím và ánh sáng xanh bên ngoài, tránh nhìn vào điện thoại di động hoặc máy tính bảng trong bóng tối.
“Mỗi năm có hơn 2 triệu trường hợp thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi được báo cáo tại Hoa Kỳ. Bằng cách tìm hiểu thêm về các cơ chế của mù lòa, và tìm kiếm một phương pháp ngăn chặn các phản ứng độc hại do sự kết hợp của võng mạc với ánh sáng xanh, chúng tôi hi vọng sẽ tìm ra cách bảo vệ thị giác của những đứa trẻ đang lớn lên ở thời đại công nghệ cao”, nghiên cứu sinh Karunarathne nói.
Theo Ngọc Phạm (Dân Việt)
Không biểu hiện ngay
“Chúng ta tiếp xúc với ánh sáng xanh liên tục, và giác mạc của mắt không thể ngăn chặn hoặc chống lại nó”, tiến sĩ Ajith Karunarathne – Trợ lý giáo sư tại khoa Hóa học và Hóa sinh tại Đại học Toledo cho biết. Theo tiến sĩ Karunarathne, các thí nghiệm của họ giờ đây đã giải thích điều này xảy ra như thế nào, và ông hi vọng điều này sẽ giúp tìm ra các liệu pháp làm chậm thoái hóa điểm vàng, chẳng hạn như một loại thuốc nhỏ mắt mới.
Thoái hóa điểm vàng là một bệnh về mắt không thể chữa được và sẽ dẫn đến mất thị lực ở người. Nó không biểu hiện ngay mà thường chỉ bắt đầu với những người 50 – 60 tuổi, do khi đó các tế bào thụ quang trong võng mạc đã bị giết chết.
“Các phân tử trong võng mạc phải hoạt động liên tục nếu một người muốn nhìn thấy gì đó. Photoreceptors (cơ quan nhận kích thích ánh sáng – PV) là vô dụng khi không có các tế bào võng mạc được sản xuất trong mắt”, ông Karunarathne nói.
Ánh sáng xanh tác động lên tế bào như thế nào?
Về nguyên nhân cụ thể, phòng thí nghiệm của Karunarathne phát hiện ra rằng, tiếp xúc với ánh sáng xanh làm võng mạc kích hoạt các phản ứng và tạo ra các phân tử hóa học độc hại trong tế bào thụ quang.
Kasun Ratnayake, một nghiên cứu sinh của tiến sĩ Karunarathne cho biết thêm: “Nó độc hại. Nếu bạn chiếu ánh sáng xanh lên võng mạc, võng mạc sẽ sinh ra những thứ giết chết các tế bào thụ quang như phân tử nhận tín hiệu trên màng tang của mắt. “Các tế bào này không tái sinh trong mắt. Khi chúng chết, chúng sẽ chết mãi mãi”, Ratnayake cảnh báo.
Điểm mấu chốt của nghiên cứu là khi mở rộng ra các loại tế bào khác trong cơ thể, chẳng hạn như tế bào ung thư, tế bào tim và tế bào thần kinh. Khi tiếp xúc với ánh sáng xanh, các loại tế bào này cũng đã chết do kết hợp với võng mạc. Ngược lại, khi thiếu một trong hai nhân tố là ánh sáng xanh hoặc võng mạc thì các loại tế bào ung thư, tim và thần kinh nói trên không bị ảnh hưởng.
Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra một loại phân tử gọi là alpha tocoferol, một dẫn xuất của Vitamin E và một chất chống oxy hóa tự nhiên trong mắt và cơ thể, có chức năng ngăn chặn các tế bào chết. Tuy nhiên, khi một người già hoặc hệ thống miễn dịch bị giảm, con người sẽ mất khả năng chống lại sự tác động vô cùng nguy hại của ánh sáng xanh.
Làm gì để tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh?
Hiện, thí nghiệm đang được mở rộng bằng cách đo ánh sáng phát ra từ TV, màn hình điện thoại di động và máy tính bảng để hiểu rõ hơn cách các tế bào trong mắt phản ứng với ánh sáng xanh hàng ngày.
“Một số công ty sản xuất điện thoại đang thêm bộ lọc ánh sáng màu xanh vào màn hình, và tôi nghĩ đó là một ý tưởng hay”, tiến sĩ John Payton – Trợ lý giáo sư tại Khoa Hóa học và Hóa sinh của Đại học Toledo bình luận.
Để bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi ánh sáng xanh, các nhà khoa học khuyến cáo nên đeo kính râm có thể lọc cả tia cực tím và ánh sáng xanh bên ngoài, tránh nhìn vào điện thoại di động hoặc máy tính bảng trong bóng tối.
“Mỗi năm có hơn 2 triệu trường hợp thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi được báo cáo tại Hoa Kỳ. Bằng cách tìm hiểu thêm về các cơ chế của mù lòa, và tìm kiếm một phương pháp ngăn chặn các phản ứng độc hại do sự kết hợp của võng mạc với ánh sáng xanh, chúng tôi hi vọng sẽ tìm ra cách bảo vệ thị giác của những đứa trẻ đang lớn lên ở thời đại công nghệ cao”, nghiên cứu sinh Karunarathne nói.
Theo Ngọc Phạm (Dân Việt)