Trang chủ Tin Tức Ở độ sâu gần 5000m, đại dương ẩn chứa những sinh vật...

Ở độ sâu gần 5000m, đại dương ẩn chứa những sinh vật như bước ra từ phim kinh dị

722
Ngoài khơi bờ biển phía đông Australia có một vực biển (abyss) ở độ sâu 4000 – 6000m, ở đây gần như vĩnh viễn là bóng tối. Nhiệt độ khoảng 2 – 3 độ C, tạo ra môi trường cực kỳ hạn chế về nguồn thức ăn.Vực biển là môi trường sống lớn nhất và sâu nhất trên trái đất, chúng chiếm 50% đại dương của thế giới và 1/3 lãnh thổ của Australia. Tuy nhiên, đây là khu vực mà hiểu biết của con người vẫn còn hạn chế.Vào năm 2017, các nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức nghiên cứu công nghiệp và khoa học Australia (CSIRO) đã không ngừng gửi thiết bị xuống độ sâu ~ 4876m. Ở đó, họ đã có cơ hội tiếp xúc với hơn 100 loài khác nhau thông qua tàu thám hiểm hình cầu (vessel). Trong đó, có 5 loài chưa từng được phát hiện. Điều này được các nhà nghiên cứu khẳng định đã “mở rộng biên giới khoa học” và chờ đợi những sinh vật mới được đặt tên tại sự kiện Australian National Fish Conference (ANFC).Cùng chiêm ngưỡng một số sinh vật kỳ lạ được tìm thấy tại vực biển phía đông Australia:1. Cua gai đỏ

Cua gai đỏ có lớp “giáp gai” theo nghĩa đen để bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi dưới biển sâu. Các nhà khoa học dự đoán nó có liên quan đến loài cua ẩn sĩ (ốc mượn hồn).2. Bọt biển thủy tinh

Bộ xương của nó làm từ mạng lưới sợi silica, có thể dài tới 1m. Chúng ăn bằng cách lọc vi khuẩn và các sinh vật đơn bào khác từ nước đi qua lớp vỏ thủy tinh mỏng manh.
3. Cá quan tài (Coffinfish) – Nó có khả năng là một loài mới

4. Giun đậu phộng (Peanut Worm)

Giun đậu phộng (Sipuncula) là một con sâu biển, khi bị đe dọa, nó có thể sun vào trông giống hệt củ lạc. Loài này có thể sinh sản tự nhiên lẫn vô tính.
5. Cá mập Cookiecutter

Anh bạn bé nhỏ này có hàm răng không khác gì lưỡi cưa, sinh sống ở “vùng chạng vạng” của đại dương, độ sâu khoảng 1000m. Nó săn cả những con cá lớn, đôi khi là cả con người bằng cách cắn chặt vào da thịt, xé ra những miếng có kích thước bằng bánh quy. Vì vậy, nó được tạm gọi là “Cookiecutter”.6. Cá thằn lằn

Ở độ sâu 1000 – 2500m, làm kẻ săn mồi cũng không dễ dàng cho lắm vì có rất ít thức ăn. Cá thằn lằn có thể di chuyển đi rất xa để tối đa hóa nguồn tài nguyên khan hiếm.7. Cá vô diện

Xuất hiện tại độ sâu 4000m, tên khoa học của nó là Typhlonus, nhưng thường được gọi là cá vô diện. Loài cá này cũng đã được tìm thấy ở biển Ả Rập, biển Papua New Guinea, Indonesia, Nhật Bản và Hawaii.8. Sao biển giòn

Sao biển giòn được tìm thấy từ Siberia cho đến Nam Cực, tuy nhiên chúng ta gần như chưa biết gì về loài này.
9. Bạch tuộc dumbo

Bạch tuộc Dumbo vẫy những chiếc vây giống như tai của nó, giống như nhân vật Disney cùng tên.
10. Giun zombie

Giun zombie (Osedax) thường được tìm thấy trong xác chết cá voi mục rữa dưới đáy đại dương. Không có miệng, ruột hay hậu môn, chúng tiêu hóa bằng vi khuẩn.
Theo B.P