Giáo sư Charles Xavier đã nói rằng (đừng lo, vì các nhà khoa học ngoài đời thực cũng nói như vậy), hiện tượng này có tên gọi là Heterochromia – loạn sắc tố mống mắt. Tên gọi này là sự kết hợp của hai từ: hetero có nghĩa là khác nhau, và chromia có nghĩa là màu sắc. Và trên thực tế, có không ít người sở hữu hai màu mắt khác nhau như vậy.
Nguyên nhân của Heterochromia
Heterochromia là một loại dị tật khiến một người sở hữu hai màu mắt khác nhau. Biểu hiện có thể là hai màu cùng xuất hiện trong một mắt, hoặc mỗi mắt có một màu khác biệt.
Theo ScienceABC, màu của mống mắt con người được quyết định bởi sắc tố melanin. Đây chính là yếu tố quyết định cả màu da và màu tóc của con người. Nhiều melanin sẽ tạo nên đôi mắt đen nhánh, và ít melanin sẽ tạo nên đôi mắt có màu sáng hơn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của đôi mắt màu xanh hay đôi mắt màu hạt dẻ vẫn còn là kiến thức chưa được tìm hiểu hết. Trước đây, mọi người cho rằng màu mắt phần nhiều là do di truyền. Tuy nhiên, giờ đây, khoa học đã chứng mình rằng màu mắt là một đặc tính đa gen, tức là, nó bị ảnh hưởng bởi nhiều gen. Nếu không, thì bố mẹ mắt xanh sẽ không thể sinh ra những đứa con nắt nâu được (màu mắt xanh là gen lặn).
Heterochromia (Nguồn ảnh : Wikimedia Commons)
Tuy nhiên, có 2 gen được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra màu mắt của con người: đó là OCA2 và HERC2. Yếu tố đầu tiên có liên quan đến quá trình phải triển của melanosomes (tế bào sắc tố chuyên biệt, trong đó các melanin – sắc tố da – được tổng hợp và lưu trữ, di chuyển trong cơ thể). Melanosomes là một cấu trúc có chức năng sản xuất melanin. Và yếu tố còn lại có tác động giúp kiểm soát sự biểu hiện của OCA2.
Heterochromia xảy ra khi sự phân bổ melanin trong mắt không đồng đều. Điều này có thể là bẩm sinh, hoặc cũng có thể được “thu nạp” từ nhiều yếu tố khác nhau. “Dị tật” thú vị này có thể xảy ra do con người nhiễm một số bệnh nhất định, do tổn thương mắt, nhiễm trùng, v.v… Heterochromia bẩm sinh thường không phải biểu hiện của bệnh nào cả, tuy nhiên, nó có thể xuất hiện do rối loạn bẩm sinh như hội chứng Waardenburg, hội chứng Horner, hay hội chứng Parry–Romberg, v.v….
Phân loại heterochromia
Các mô hình của heterochromia, hay còn gọi là sự phân bổ không đồng đều của melanin, có thể xuất hiện theo 3 cách khác nhau. Thật may vì chúng không cần quan tâm đến việc loại heterochromia đó kỳ lạ hay hiếm gặp như thế nào, bởi những người mắc chứng heterochromia đã giúp chúng ta tránh được gánh nặng về việc phải tưởng tượng về những điều kỳ diệu của những con người hai màu mắt.
Heterochromia toàn phần
Với loại heterochromia này, cả hai mắt có màu hoàn toàn khác biệt. Heterochromia toàn phần không phổ biến lắm đối với con người, nhưng nó vẫn tồn tại ở một số cá nhân đặc biệt.
Alice Eve và Heterochromia toàn phần (Nguồn ảnh : Blogspot)
Heterochromia khu vực (Heterochromia một phần)
Với loại Heterochromia khu vực hay còn gọi là Heterochromia một phần, sẽ có sự pha trộn của màu sắc. Điều này có nghĩa cả hai con mắt nhìn chung là có màu giống nhau, nhưng sẽ có một mảng nhỏ ở một hoặc cả hai mắt có màu khác nhau.
Henry Cavill và Heterochromia một phần. Một trong hai con mắt của anh có điểm màu nâu ở gần phía trên của mắt. (Nguồn ảnh : Pixabay)
Heterochromia trung tâm
Đây cũng là một dạng của Heterochromia khu vực. Ở dạng thức này, mống mắt có hai màu bao quanh đồng tử mắt giống như chiếc nhẫn. Vòng ngoài thường là màu thực của mắt, còn phía trong là màu của đồng tử “phát ra”.
Olivia Wilde và loại Heterochromia trung tâm . Mắt cô có vầng sáng màu hơn ở bên trong, và vòng màu tối hơn bao bên ngoài. (Nguồn ảnh : Wikimedia Commons)
Sự xuất hiện của Heterochromia
Heterochromia toàn phần rất hiếm khi xảy ra đổi với con người. Hai dạng thức còn lại của Heterochromia có thể gặp nhiều hơn so với loại đầu tiên. Hơn nữa, con người không phỉa loài duy nhất sở hữu biến thể đặc biệt này. Một số loài động vật như chó Husky Siberi, loài mèo như Turkish Vans, v.v… có khả năng bị Heterochromia cao hơn con người chúng ta. Loài Husky thường sở hữu hai màu mắt khác nhau và được coi là bình thường, và một trong hai mắt thường có màu xanh. Ngoài các loài chó và mèo, thì Heterochromia cũng có thể được tìm thấy ở ngựa, trâu, bò, và một số loài vật khác nữa.
Heterochromia thật sự là một “dị tật” khá thú vị, và nó rõ ràng đã giúp tạo nên dấu ấn đặc biệt cho một số người trở nên khác biệt hơn. Tôi hoàn toàn đồng ý với Giáo sư Charles Xavier ở điểm này: Heterochromia thực sự là một dị tật mang sức hấp dẫn lớn!
AnhCTT
Nguyên nhân của Heterochromia
Heterochromia là một loại dị tật khiến một người sở hữu hai màu mắt khác nhau. Biểu hiện có thể là hai màu cùng xuất hiện trong một mắt, hoặc mỗi mắt có một màu khác biệt.
Theo ScienceABC, màu của mống mắt con người được quyết định bởi sắc tố melanin. Đây chính là yếu tố quyết định cả màu da và màu tóc của con người. Nhiều melanin sẽ tạo nên đôi mắt đen nhánh, và ít melanin sẽ tạo nên đôi mắt có màu sáng hơn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của đôi mắt màu xanh hay đôi mắt màu hạt dẻ vẫn còn là kiến thức chưa được tìm hiểu hết. Trước đây, mọi người cho rằng màu mắt phần nhiều là do di truyền. Tuy nhiên, giờ đây, khoa học đã chứng mình rằng màu mắt là một đặc tính đa gen, tức là, nó bị ảnh hưởng bởi nhiều gen. Nếu không, thì bố mẹ mắt xanh sẽ không thể sinh ra những đứa con nắt nâu được (màu mắt xanh là gen lặn).
Tuy nhiên, có 2 gen được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra màu mắt của con người: đó là OCA2 và HERC2. Yếu tố đầu tiên có liên quan đến quá trình phải triển của melanosomes (tế bào sắc tố chuyên biệt, trong đó các melanin – sắc tố da – được tổng hợp và lưu trữ, di chuyển trong cơ thể). Melanosomes là một cấu trúc có chức năng sản xuất melanin. Và yếu tố còn lại có tác động giúp kiểm soát sự biểu hiện của OCA2.
Heterochromia xảy ra khi sự phân bổ melanin trong mắt không đồng đều. Điều này có thể là bẩm sinh, hoặc cũng có thể được “thu nạp” từ nhiều yếu tố khác nhau. “Dị tật” thú vị này có thể xảy ra do con người nhiễm một số bệnh nhất định, do tổn thương mắt, nhiễm trùng, v.v… Heterochromia bẩm sinh thường không phải biểu hiện của bệnh nào cả, tuy nhiên, nó có thể xuất hiện do rối loạn bẩm sinh như hội chứng Waardenburg, hội chứng Horner, hay hội chứng Parry–Romberg, v.v….
Phân loại heterochromia
Các mô hình của heterochromia, hay còn gọi là sự phân bổ không đồng đều của melanin, có thể xuất hiện theo 3 cách khác nhau. Thật may vì chúng không cần quan tâm đến việc loại heterochromia đó kỳ lạ hay hiếm gặp như thế nào, bởi những người mắc chứng heterochromia đã giúp chúng ta tránh được gánh nặng về việc phải tưởng tượng về những điều kỳ diệu của những con người hai màu mắt.
Heterochromia toàn phần
Với loại heterochromia này, cả hai mắt có màu hoàn toàn khác biệt. Heterochromia toàn phần không phổ biến lắm đối với con người, nhưng nó vẫn tồn tại ở một số cá nhân đặc biệt.
Heterochromia khu vực (Heterochromia một phần)
Với loại Heterochromia khu vực hay còn gọi là Heterochromia một phần, sẽ có sự pha trộn của màu sắc. Điều này có nghĩa cả hai con mắt nhìn chung là có màu giống nhau, nhưng sẽ có một mảng nhỏ ở một hoặc cả hai mắt có màu khác nhau.
Heterochromia trung tâm
Đây cũng là một dạng của Heterochromia khu vực. Ở dạng thức này, mống mắt có hai màu bao quanh đồng tử mắt giống như chiếc nhẫn. Vòng ngoài thường là màu thực của mắt, còn phía trong là màu của đồng tử “phát ra”.
Sự xuất hiện của Heterochromia
Heterochromia toàn phần rất hiếm khi xảy ra đổi với con người. Hai dạng thức còn lại của Heterochromia có thể gặp nhiều hơn so với loại đầu tiên. Hơn nữa, con người không phỉa loài duy nhất sở hữu biến thể đặc biệt này. Một số loài động vật như chó Husky Siberi, loài mèo như Turkish Vans, v.v… có khả năng bị Heterochromia cao hơn con người chúng ta. Loài Husky thường sở hữu hai màu mắt khác nhau và được coi là bình thường, và một trong hai mắt thường có màu xanh. Ngoài các loài chó và mèo, thì Heterochromia cũng có thể được tìm thấy ở ngựa, trâu, bò, và một số loài vật khác nữa.
Heterochromia thật sự là một “dị tật” khá thú vị, và nó rõ ràng đã giúp tạo nên dấu ấn đặc biệt cho một số người trở nên khác biệt hơn. Tôi hoàn toàn đồng ý với Giáo sư Charles Xavier ở điểm này: Heterochromia thực sự là một dị tật mang sức hấp dẫn lớn!
AnhCTT