Trang chủ Tin Tức Tại sao một số người thường đổ mồ hôi nhiều hơn người...

Tại sao một số người thường đổ mồ hôi nhiều hơn người khác, bất kể là nóng hay lạnh?

814
Một số người trong chúng ta thường hay đổ mồ hôi nhiều hơn những người xung quanh, dù cho đó là vào mùa đông hoặc họ không vận động với cường độ cao. Điều này khiến không ít người cảm thấy e ngại hay xấu hổ trước mặt người khác. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu?
Đổ mồ hôi (hay còn gọi là mồ hôi trộm) là 1 hiện tượng bình thường của cơ thể chúng ta nhưng lại là rắc rối lớn đối với nhiều người khác. Không ít người vẫn than phiền rằng bản thân rất dễ đổ mồ hôi hay cùng làm một công việc trong điều kiện như nhau nhưng vì sao mình lại đổ mồ hôi nhiều hơn những người khác. 
Tại sao chúng ta lại đổ mồ hôi?
Mồ hôi đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ cơ thể. Khi chúng ta vận động trong một thời gian dài hay khi trời quá nóng, thân nhiệt sẽ tăng cao và mồ hôi tiết ra làm mát cho cơ thể. Ngoài ra, việc đổ mồ hôi giúp cung cấp nước cho da duy trì độ ẩm và cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể. 
(Ảnh: Fireden.net)
Theo tiến sỹ Harmik J. Soukiasian, trưởng khoa phẫu thuật ngực tại Trung tâm y tế Cedars-Sinai, Los Angeles cho biết các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng những người có sức đề kháng kém thường đổ mồ hôi nhiều hơn những người có thể trạng khỏe mạnh do cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để hạ nhiệt cơ thể. 
Tuy nhiên những người khỏe mạnh đổ mồ hôi sớm hơn trong các vận động tương đương bởi nhiều khả năng những người này vì đã quen với việc tập thể dục thường xuyên nên các cơ quan hoạt động hiệu quả hơn. Chúng sẽ hạ nhiệt ngay sau khi nhiệt độ cơ thể tăng lên. 
Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đổ mồ hôi
1. Giới tính
Giới tính đóng vai trò khá quan trong trong việc cơ thể chúng ta tiết nhiều hay ít mồ hôi. Nhìn chung, nam giới thường đổ mồ hôi hơn nữ giới vì họ thường tập thể dục hay tham gia công việc có cường độ cao. 
Một nghiên cứu ở Nhật Bản cho biết về cơ bản nam giới thường đổ mồ hôi nhanh hơn rất nhiều so với nữ giới và trong trường hợp đang tập thể dục thể thao hoặc làm việc với cường độ mạnh thì nam đổ mồ hôi nhanh gấp đôi nữ. Nói cách khác, để đổ được mồ hôi, thân nhiệt của nữ giới phải cao hơn của nam giới.
Phụ nữ có xu hướng đổ mồ hôi ít hơn đàn ông. (Ảnh: Padma News)
Lý giải cho vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho biết thể dịch của nữ giới thấp hơn nam giới nên cơ thể họ dễ bị tổn thương hơn do việc mất nước, vì vậy phái nữ tiết mồ hôi ít hơn nhằm hạn chế tác động tiêu cực của việc mất quá nhiều nước trong cơ thể. Trong khi đó người nam tiết nhiều mồ hôi hơn có thể là nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả lao động cao hơn.
2. Nhiệt độ môi trường xung quanh
Điều này quá hiển nhiên rồi! Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể chúng ta buộc cơ thể đổ mồ hôi cho phù hợp. Nếu chúng ta ở một nơi kín, bí bách; mồ hôi sẽ chảy ra nhiều hơn để hạ nhiệt độ của cơ thể và làm mát. 
3. Cảm xúc
Rất nhiều người thường hay cẳng thẳng hay hồi hộp khi đứng trước đám đông và mồ hôi không ngừng tiết ra. Tiến sỹ Harmik J. Soukiasian cho biết tâm trạng lo lắng hay hồi hộp có thể kích thích cơ thể giải phóng adrenaline, tăng nhịp tim và báo hiệu cho tuyến mồ hôi tăng tốc.
4. Hội chứng hyperhidrosis( tăng tiết mồ hôi)
Nếu không tập thể dục, không làm việc tay chân hay uống đồ uống có cồn mà vẫn bị đổ mồ hôi nhiều thì bạn đang mắc chứng hyperhidrosis rồi đấy! Căn bệnh này thường làm cơ thể chúng ta đổ mồ hôi nhiều ở tay, chân và mặt. Tình trạng này khiến bạn dễ mắc các chứng bệnh như cảm lạnh, mất nước và các bệnh về da.
(Ảnh: Aponar Doctor)
Triệu chứng này có thể là một số lượng quá nhiều tín hiệu thần kinh đi từ não đến các tuyến mồ hôi. Nguyên nhân này có thể do cơ địa của từng người hoặc từ môi trường sống trong những năm đầu tiên sau khi bạn sinh ra. 
5. Béo phì
Không thể phủ nhận rằng những người thừa cân thường đổ mồ hôi nhiều hơn người bình thường. Lý do là lượng chất béo dư thừa trong cơ thể họ khiến họ có thân nhiệt cao hơn những người khác, họ luôn cảm thấy nóng và đổ mồ hôi nhiều.
Video:

Sơn Tùng