Thế nhưng, theo BGR, chỉ một hoặc hai tuần sau khi ra mắt, chúng ta đã nhận ra rằng những lời đàm tiếu xung quanh “tai thỏ” của iPhone X chỉ như “gió thoảng mây bay” mà thôi. Đối với đại đa số người dùng, “tai thỏ” dù ban đầu khá phiền toái, nhưng sau đó đã nhanh chóng trở nên “quen mắt” và chẳng còn là một thứ gì đó đáng để chú ý nữa. Thậm chí các nhà sản xuất điện thoại Android còn bắt đầu sao chép thiết kế của iPhone X, đặc biệt là chiếc “tai thỏ”. Hiện có hơn 20 điện thoại Android có “tai thỏ” như iPhone X đã xuất hiện trên thị trường.
Tuy nhiên, không phải mọi thiết kế “tai thỏ” đều như nhau, và một số thiết bị Android trở nên cực kỳ xấu xí với cặp “tai thỏ” kia. Hoá ra, thiết kế “tai thỏ” trên iPhone X không đơn giản như chúng ta vẫn thấy, và đây là lý do tại sao “tai thỏ” trên iPhone X lại trông thẩm mỹ hơn rất nhiều so với các đối thủ Android khác.
Đây chính là điểm khác biệt: các góc bo màn hình trên iPhone X không sử dụng phương pháp bo cổ điển là uốn cong một đường thẳng bằng 1/4 vòng tròn. Thay vào đó, góc bo của iPhone X có đường dốc bắt đầu sớm hơn nhưng thoải hơn. Apple thực ra đã ứng dụng phương pháp bo này trên các MacBook và iMac từ lâu, và phải đến phiên bản thứ 7, loại đường bo này mới xuất hiện trên iOS. Đường bo này khá khó để thực hiện bởi các phần mềm thiết kế 2D hầu hết đều không có công cụ tương ứng.
Đối với tai thỏ: các cạnh trái và phải có 2 góc bo. Bởi độ sà xuống của đường cong, nên một đường cong chưa uốn cong hoàn toàn trước khi đường cong tiếp theo bắt đầu, dẫn đến việc chúng tiếp nối nhau một cách mượt mà. Kết quả là tại cạnh cong này, đường tiếp tuyến không hoàn toàn thẳng đứng.
Và bạn đã hiểu vì sao iPhone X trong nhiều tháng qua luôn là chiếc điện thoại bán chạy hàng đầu thế giới rồi chứ?
Minh.T.T