Trang chủ Tin Tức Thanh toán qua di động sẽ bùng nổ tại Việt Nam?

Thanh toán qua di động sẽ bùng nổ tại Việt Nam?

773

Thanh toán không tiện mặt không còn xa lạ với các quốc gia phát triển như Thụy Sĩ, Canada, Bỉ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản… Nhưng tại Việt Nam, hình thức này còn khá mới mẻ và đầy tiềm năng.
Công ty nghiên cứu thị trường Mỹ Forrester Research Inc. ước tính thanh toán di động sẽ vượt mức 142 tỷ USD vào năm 2019. Công ty tư vấn tài chính Mỹ Javelin và công ty kiểm toán, EY cũng dự đoán tổng giá trị thanh toán qua hình thức ứng dụng di động sẽ đạt mức 319 tỷ USD vào năm 2020. Để Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này, các tổ chức tài chính, công nghệ nên triển khai đầu tư mạnh về công nghệ thanh toán di động, thay đổi thói quen chi tiêu tiền mặt của người dùng và duy trì thói quen của người dùng thông qua các chương trình kích cầu tiêu dùng, mua sắm có lợi.
Công nghệ đang thay đổi thói quan thanh toán
Điều này hoàn toàn đúng khi công nghệ chính là điểm mấu chốt giúp việc kết nối giữa người bán và người mua dễ dàng và đơn giản hơn bao giờ hết. Từ mua hàng trả tiền tại quầy, thanh toán qua thẻ, chúng ta đang tiến đến giai đoạn thanh toán online hoặc qua thiết bị di động.  

Thanh toán bằng chính smartphone là hình thức không còn xa lạ với đại đa số người dùng tri thức.

Đáp ứng xu thế không tiền mặt, nhiều ngân hàng đã nâng cao nền tảng kỹ thuật công nghệ, cung cấp nhiều giải pháp giao dịch và thanh toán trực tuyến cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đơn cử như Maritime Bank, nhằm thay đổi phương thức thanh toán truyền thống, đơn vị này đang tích cực đầu tư công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ trên nền tảng thiết bị di động bởi người Việt có tỷ lệ sử dụng smartphone khá cao. Một trong những hành động cụ thể hóa chiến lược này là hợp tác với Samsung và Mastercard hoàn thiện hệ sinh thái thanh toán di động và phổ cập hóa ứng dụng Samsung Pay tại thị trường Việt Nam. 
Tổng giám đốc Maritime Bank Huỳnh Bửu Quang đánh giá cao sự hợp tác với Samsung nhằm mang lại trải nghiệm cao cấp cho chủ thẻ Maritime Bank Mastercard. Tương tự Maritime Bank, nhiều ngân hàng khác tại Việt Nam khi ứng dụng công nghệ trên thiết bị di động cũng nghĩ đến đối tác như Samsung vì với họ, Samsung Pay là giải pháp “lợi 3 bên”: ngân hàng – Samsung Pay – người dùng. Hiện tại, mạng lưới thanh toán di động Samsung Pay bao gồm 15 ngân hàng và 3 tổ chức chuyển mạch thẻ.
Ngoài ra, “Hình thức chi trả hóa đơn Samsung Pay chạy độc lập, không cần kết nối Internet khi thanh toán nên khá thuận tiện cho chủ thẻ Maritime Bank Mastercard. Hơn hết công nghệ này đã được chấp nhận rộng rãi tại hơn 200.000 điểm POS trên cả nước”, ông Huỳnh Bửu Quang nhận định. 

Duy trì thói quen “không tiền mặt” qua các giao dịch hàng ngày
Đại diện NAPAS, ông Lê Quốc Hưng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành nhận định, “Dịch vụ Samsung Pay là nền tảng tốt để thúc đẩy phát triển thanh toán thẻ nội địa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thông minh của khách hàng.
Ông Lê Quốc Hưng cho biết thêm NAPAS sẽ tiếp tục mở rộng kết nối dịch vụ này tới các ngân hàng còn lại trong hệ thống để cùng với Samsung mang đến nhiều tiện ích cho các chủ thẻ nội địa.
Mang nhiều ưu điểm như tiện lợi, an toàn, chi phí thấp, Samsung Pay có thể tích hợp tất cả thẻ ngân hàng lên một smartphone hoặc smartwatch (đồng hồ thông minh).
Ngoài việc đầu tư công nghệ, ông Huỳnh Bửu Quang cho biết, khi thói quen sử dụng tiền mặt vẫn hiện hữu, chuyện phổ cập các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cần nhiều giải pháp đồng bộ, mà trước tiên là mở rộng các điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt.
Nếu người dân đi đâu cũng thấy các điểm thanh toán không tiền mặt hiện hữu thì chắc chắn họ sẽ dùng bởi khi người ta đã thích, việc phổ cập sẽ rất nhanh. 

Người dùng Samsung Pay đã có thể thanh toán hóa đơn qua đồng hồ thông minh Gear S3.

Đồng tình với nhận định này, đối với những giải pháp thanh toán di động như Samsung Pay, ông Nguyễn Hữu Phúc, Giám đốc Trung tâm thẻ Sacombank cũng cho rằng một khi các hóa đơn giá trị thấp như suất cơm trưa, cốc cà phê cũng được chấp nhận thanh toán không tiền mặt, việc tăng trưởng thanh toán sẽ rất khả quan, tiếp sức cho mục tiêu hiện thực hóa xã hội không tiền mặt.
Gia tăng các phương thức bảo mật
Ðứng từ góc độ một ngân hàng nước ngoài đã tiên phong thanh toán thẻ nội địa ATM qua Samsung Pay tại Việt Nam, ông Trịnh Bằng Vũ, đại diện Shinhan Bank cho rằng thay đổi nhận thức và thói quen xài tiền mặt của người dùng là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới nền kinh tế 90% không dùng tiền mặt vào năm 2020 (theo Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020).
Trong đó, tăng cường bảo mật thanh toán là cách thiết thực để người dân tin dùng phương thức thanh toán phi tiền mặt. Với Samsung Pay, hãng công nghệ Hàn Quốc khẳng định ứng dụng này được trang bị 3 lớp bảo mật là Samsung Knox, Tokenization và xác thực bằng sinh trắc học. Trong quá trình cài đặt, thông tin thẻ được đưa vào ứng dụng Samsung Pay và mã hóa thành một dãy số riêng, không thể sao chép hay truy ngược lại số thẻ gốc.
“Ngoài ra khi giao dịch, việc không cần xuất trình thẻ cho người bán, cùng việc chủ thẻ cần xác nhận mật mã bằng vân tay, mống mắt hoặc mã PIN cũng sẽ giúp việc thanh toán trở nên an toàn hơn”, ông Huỳnh Bửu Quang – TGĐ Maritime Bank nhận định.
Với sự đồng lòng từ các ngân hàng và các công ty công nghệ lớn, có thể nói rằng tương lai thanh toán tiền mặt sẽ không còn quá xa với Việt Nam.
Minh Nguyễn(tổng hợp)