Trang chủ Tin Tức Thử nhận diện khuôn mặt của Huawei Y7 Pro giá 4tr: liệu...

Thử nhận diện khuôn mặt của Huawei Y7 Pro giá 4tr: liệu có thay được cho cảm biến vân tay?

738

Trên chiếc
Huawei Y7 Pro có giá 3tr990,
Huawei đã “dũng cảm” bỏ luôn cảm biến vân tay và thêm vào tính năng
bảo mật bằng nhận diện khuôn mặt. Về mức độ bảo mật, tất nhiên nó sẽ không cao hơn bởi chỉ dùng camera trước. Tuy nhiên, với mức giá và người dùng trong phân khúc này, mình cho rằng bảo mật bằng nhận diện khuôn mặt vẫn sẽ đủ. Thay vào đó, điều đáng quan tâm là nó có tiện khi dùng hay không. Mình đã thử test trong nhiều điều kiện và môi trường khác nhau cho anh em tham khảo. Lưu ý là mình sẽ không nhắm một mắt nữa hay áp dụng điều kiện quá khó khăn theo kiểu bất hợp lý, không xảy ra trong thực tế.

Xét về tổng thể, mức độ tiện của nhận diện khuôn mặt so với cảm biến vân tay có thể nói là kém hơn một chút. Bởi cảm biến vân tay đã quá quen thuộc với người dùng và bạn chỉ cần chạm vào mà không lo ngại về điều kiện ánh sáng hay góc mặt. Tuỳ nhiê, khi tay ướt/ bẩn trong trường hợp nấu ăn, dọn dẹp, làm việc gì đó, đứt tay thì nhận diện khuôn mặt sẽ tiện hơn. Sau đây, mình sẽ thực hiện nhiều bài test cụ thể.
Có 1 điểm trừ nhỏ cho Y7 Pro là mình hoàn toàn không thấy tính năng nhấc để đánh thức máy như một số máy Huawei có nhận diện khuôn mặt khác. Bình thường chỉ cần nhấc máy, màn hình sẽ sàng lên và nhận diện rồi mở khoá. Nhưng với Y7 Pro, chúng ta phải chủ động bật sáng màn hình và làm giảm đi tính tiện lợi.
Trường hợp đủ sáng:




Góc mặt chính diện: máy nhận diện rất nhanh, mở khoá nhanh mà mình còn chưa kịp nhìn thấy màn hình khoá. Lúc quét mặt cũng nhanh.

Góc mặt nghiêng: (khoảng 45độ, nghiêng nhiều quá thì không được đâu vì máy dùng camera trước để nhận diện) bạn chỉ cần liếc nhìn về máy thì vẫn có thể nhận diện được, còn khi không nhìn về máy sẽ “hên xui”, lúc được lúc không.
Góc mặt dưới: đây là góc mặt phổ biến khi chúng ta lôi điện thoại ra và nhìn xuống để thao tác. Với việc cải tiến so với trước kia, nhận diện khuôn mặt của Huawei lần này có thể nhận diện được cả góc dưới. Tóm lại, chúng ta không còn phải nhìn chính diện chằm chằm thì máy mới mở khoá.​

Trường hợp thiếu sáng:




cả 3 góc mặt đều tương tự như khi đủ sáng, chỉ có góc nghiêng sẽ khó nhận diện hơn chút.

Ngoài ra, mình cũng thử trong điều kiện tối đen như mực. Kết quả tất nhiên là máy sẽ không nhận diện được. Và cách để giải quyết là cho độ sáng màn hình cao hết cỡ để hắt sáng, vậy là vẫn nhận diện “ngon lành”. Trên một số điện thoại hiện tại, nhà sản xuất cũng đã chủ động thêm cả tính năng tự động nhận biết môi trường sáng để tăng độ sáng màn hình, hỗ trợ cho việc nhận diện khuôn mặt.​

Tiếp đến, mình bắt đầu thử thách Y7 Pro trong những điều kiện bất bình thường, đó là khi mặt của chúng ta bị che chắn.
Trường hợp 1: đeo khẩu trang – Y7 Pro cũng tương tự những chiếc máy Android khác, chỉ nhận diện được khi các bạn kéo khẩu trang xuống dưới mũi, để lộ mũi. Nếu bịt nửa mặt như thông thường, máy sẽ không thể nhận dạng.

Trường hợp 2: đeo mắt kính – máy không thể nhận diện được. Và một số bạn từng yêu cầu mình thử đeo mắt kính và nhắm mắt, mình nghĩ điều này là không cần thiết. Mở mắt còn không nhận thì nhắm mắt lại, nó mở bằng “niềm tin”?

Trường hợp 3: đội mũ – chỉ cần bạn không phải người nổi tiếng, đội mũ theo các bình thường, máy vẫn sẽ nhận diện tốt. Nếu đội quá thấp che hết mắt, đường đi còn không thấy thì máy làm sao thấy mình?

Trường hợp 4: Ninja full giáp – “xin lỗi, chúng ta không thuộc về nhau”. Thật ra, mình test thêm cho vui đề phòng anh em hỏi. Hiển nhiên, máy không cách nào nhận diện được. Bởi lẽ, con người dùng mắt (chiếc camera cực xịn) nhận diện chưa chắc được. Thêm nữa, mình nghĩ bạn nào mà trùm kín như thế này thì chắc cũng sẽ đeo bao tay để bảo vệ bàn tay. Lúc đó, cảm biến vân tay cũng sẽ “bó tay” thôi!

Tóm lại, mình nghĩ nếu như Y7 Pro có thêm nhấc để đánh thức máy thì sẽ tiện lợi hơn. Điểm cộng lớn nhất là tính năng này đã có thể nhận diện ở nhiều góc mặt hơn, nhiều điều kiện ánh sáng hơn, không bắt chúng ta phải nhìn chính diện một cách khô cứng nữa.