Theo Bloomberg, sau khi các phương tiện truyền thông vào cuộc đưa tin hồi tuần trước, trường Đại học Y Tokyo đã thừa nhận có hành vi phân biệt đối xử đối với các nữ sinh viên, thay đổi điểm bài thi để hạn chế số lượng sinh viên nữ của trường kể từ năm 2006.
Lãnh đạo trường Đại học Y Tokyo phải xin lỗi vì scandal sửa điểm thi của các nữ sinh viên
Ngay cả khi các ứng viên nữ đạt điểm tối đa trong kỳ thi viết, các em cũng chỉ có thể được chấm 80/100 điểm. Sau đó, trường lại tiến hành nâng điểm cho các ứng viên nam, những người tham gia thi trong vòng 3 năm kể từ khi tốt nghiệp trung học phổ thông, khiến kết quả càng bị chênh lệch. Trường đại học Y khoa Tokyo vốn được ca ngợi là một trong những trường tư thục hàng đầu của Nhật Bản.
Một trong số các lý do được ban lãnh đạo của trường đưa ra để giải thích cho việc cố tình loại trừ các ứng viên nữ là vì các bác sĩ nữ không thể làm việc nhiều giờ sau khi kết hôn hoặc sinh con. Những ứng viên nam đã tốt nghiệp trung học quá lâu trước khi đăng ký dự thi cũng bị phân biệt đối xử như vậy.
Vô cùng hối hận
Các quan chức của trường, những người phát biểu trước báo chí, nói rằng họ không biết hoặc không hề tham gia vào hành vi phân biệt đối xử này. Vụ việc chỉ bị đưa ra ánh sáng sau khi có một cuộc điều tra điểm số bài thi liên quan đến con trai của một cựu bộ trưởng bộ giáo dục.
“Tôi đã bị sốc khi tôi biết điều đó”, Tetsuo Yukioka, giám đốc điều hành của trường đại học, nói với các phóng viên ở Tokyo. Yukioka, người đã tham gia vào nhiều chương trình thu hút sinh viên của trường đại học, cho biết ông cảm thấy “vô cùng hối hận” về vụ việc.
“Nguồn gốc vấn đề có thể rất nghiêm trọng, xét về mặt hệ thống hoặc cấu trúc”, Kenji Nakai, một luật sư được trường đại học chỉ định dẫn đầu cuộc điều tra chia sẻ.
Vụ việc này đã tạo ra làn sóng phẫn nộ tại Nhật Bản – một đất nước mà chính phủ đang tìm cách ủng hộ phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động để bù đắp cho việc dân số ngày càng suy giảm. Thủ tướng Shinzo Abe đã đưa chiến lược “kinh tế phụ nữ” vào một trong những chính sách kinh tế cốt lõi của ông, khuyến khích phụ nữ “tỏa sáng” trong lực lượng lao động. Tuy nhiên, số nữ bác sỹ chỉ chiếm 21% vào năm 2016, theo Văn phòng Cục Bình đẳng giới.
“Theo truyền thống, bác sỹ là nghề của nam giới”, Nobuko Kobayashi, một đối tác tại hãng tư vấn quản lý AT Kearney, cho biết. “Nền văn hóa cho rằng đàn ông đóng vai trò chính, còn phụ nữ chỉ có vai trò hỗ trợ vẫn còn có tầm ảnh hưởng rất lớn”.
“Các nhà tuyển dụng không nên phân biệt đối xử với phụ nữ vì họ phải rời khỏi công việc, mà nên chào đón khi họ trở lại làm việc”, bà nói.
Hoàng Lan
Ngay cả khi các ứng viên nữ đạt điểm tối đa trong kỳ thi viết, các em cũng chỉ có thể được chấm 80/100 điểm. Sau đó, trường lại tiến hành nâng điểm cho các ứng viên nam, những người tham gia thi trong vòng 3 năm kể từ khi tốt nghiệp trung học phổ thông, khiến kết quả càng bị chênh lệch. Trường đại học Y khoa Tokyo vốn được ca ngợi là một trong những trường tư thục hàng đầu của Nhật Bản.
Một trong số các lý do được ban lãnh đạo của trường đưa ra để giải thích cho việc cố tình loại trừ các ứng viên nữ là vì các bác sĩ nữ không thể làm việc nhiều giờ sau khi kết hôn hoặc sinh con. Những ứng viên nam đã tốt nghiệp trung học quá lâu trước khi đăng ký dự thi cũng bị phân biệt đối xử như vậy.
Vô cùng hối hận
Các quan chức của trường, những người phát biểu trước báo chí, nói rằng họ không biết hoặc không hề tham gia vào hành vi phân biệt đối xử này. Vụ việc chỉ bị đưa ra ánh sáng sau khi có một cuộc điều tra điểm số bài thi liên quan đến con trai của một cựu bộ trưởng bộ giáo dục.
“Tôi đã bị sốc khi tôi biết điều đó”, Tetsuo Yukioka, giám đốc điều hành của trường đại học, nói với các phóng viên ở Tokyo. Yukioka, người đã tham gia vào nhiều chương trình thu hút sinh viên của trường đại học, cho biết ông cảm thấy “vô cùng hối hận” về vụ việc.
“Nguồn gốc vấn đề có thể rất nghiêm trọng, xét về mặt hệ thống hoặc cấu trúc”, Kenji Nakai, một luật sư được trường đại học chỉ định dẫn đầu cuộc điều tra chia sẻ.
Vụ việc này đã tạo ra làn sóng phẫn nộ tại Nhật Bản – một đất nước mà chính phủ đang tìm cách ủng hộ phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động để bù đắp cho việc dân số ngày càng suy giảm. Thủ tướng Shinzo Abe đã đưa chiến lược “kinh tế phụ nữ” vào một trong những chính sách kinh tế cốt lõi của ông, khuyến khích phụ nữ “tỏa sáng” trong lực lượng lao động. Tuy nhiên, số nữ bác sỹ chỉ chiếm 21% vào năm 2016, theo Văn phòng Cục Bình đẳng giới.
“Theo truyền thống, bác sỹ là nghề của nam giới”, Nobuko Kobayashi, một đối tác tại hãng tư vấn quản lý AT Kearney, cho biết. “Nền văn hóa cho rằng đàn ông đóng vai trò chính, còn phụ nữ chỉ có vai trò hỗ trợ vẫn còn có tầm ảnh hưởng rất lớn”.
“Các nhà tuyển dụng không nên phân biệt đối xử với phụ nữ vì họ phải rời khỏi công việc, mà nên chào đón khi họ trở lại làm việc”, bà nói.
Hoàng Lan