Để có bản quyền World Cup, VTV phải mất đến hàng triệu USD, trong đó phải nhờ đến sự hỗ trợ của một doanh nghiệp lớn để có đủ kinh phí mua. Ấy vậy mà, vẫn có một bộ phận người văn hóa kém, thích “xài chùa” mà sẵn sàng xâm phạm bản quyền World Cup. Và guy cơ FIFA thu hồi quyền phát sóng như hợp đồng đã ký là điều có thể xảy ra
Chưa năm nào mà câu chuyện bản quyền World Cup tại Việt Nam lại nóng như năm nay. Sát ngày khai mạc thì VTV mới ký được hợp đồng chính thức phát sóng World Cup trong sự chờ đợi mòn mỏi, thậm chí là có phần phẫn uất của dư luận. Vất vả, khó khăn là thế, nhưng vấn đề bảo vệ bản quyền cũng gian nan không kém phần.
Ai cũng biết, trước và sau khi khai mạc, đã vô số lần VTV cũng như dư luận đã vận động mọi người bảo vệ bản quyền World Cup. Thế nhưng, tối ngày 14/06 Lễ khai mạc cũng như các trận đấu World Cup chính thức được phát sóng. Ngay lập tức, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tài khoản, Fanpage tại Việt Nam đã chia sẻ trực tuyến những video này trên mạng xã hội.
Vậy, những người chia sẻ trực tuyến về World Cup, họ là ai? Họ chính là những cá nhân, tổ chức sử dụng mạng xã hội và muốn “câu like”. Họ dùng World Cup để làm nổi tiếng trang cá nhân, trang Fanpage của mình. Từ đó, để nhằm các mục đích khác như bán hàng online, quảng cáo..v..v.
Họ cũng là một bộ phận những người không có điều kiện xem trên ti vi. Hoặc họ không muốn mất tiền trả phí bản quyền để mua các phần mềm trả phí trên thiết bị di động. Từ đó, họ chọn cách xem các chia sẻ vi phạm bản quyền để nhằm cái lý do quen thuộc: Tiết kiệm!
Tuy nhiên, những việc làm như thế này, chính họ đã gián tiếp tiếp tay hoặc trực tiếp xâm phạm bản quyền mà. Song song, với 90% lượng người dùng Internet sử dụng sản phẩm này, thì lượng tiền bản quyền bị thất thoát như hiện nay là rất lớn. Liệu việc làm này có vi phạm cả pháp luật và đạo đức xã hội?
Không phải ngẫu nhiên mà FIFA khi ký hợp đồng đã đưa ra cái điều khoản “thu hồi quyền phát sóng nếu bị vi phạm bản quyền”. Thử lên trang tìm kiếm Google và tra cứu về việc “vi phạm bản quyền tại Việt Nam” mà xem. Xin thưa là hàng loạt vụ việc bê bối diễn ra khiến cả thế giới coi Việt Nam là một “điểm đen” về bản quyền.
Các tổ chức công nghệ thông tin quốc tế đã liên tục khuyến cáo tình trạng vi phạm bản quyền, sử dụng các phần mềm lậu tại Việt Nam. Theo một thống kê mới đây, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam ở mức rất cao với 78%.
Nhiều sản phẩm công nghệ chất lượng cao như hệ điều hành Windows, hệ thống phần mềm tiện ích văn phòng Microsoft Office,… thường xuyên bị xâm phạm bản quyền. Bên cạnh đó, nhiều đối tác công nghệ lớn của Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ cũng liên tiếp đề nghị sẽ không tiếp tục hợp đồng nếu phía chúng ta thực hiện không nghiêm ngặt Luật Sở hữu trí tuệ để bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh và bảo đảm quyền lợi cho các bên.
Thực tế, để dẹp chuyện vi phạm bản quyền đúng là khó khăn. Bởi Internet là môi trường phẳng và những người thực hiện hành vi này luôn ẩn sâu sau một cái tên, một nick name ảo mà khó ai có thể bóc trần được lớp mặt nạ.
Chính một vị quan chức của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông từng thừa nhận rằng: “Cuộc chiến chống vi phạm bản quyền trên Internet rất cam go, cần phải tiến hành lâu dài và thường xuyên, không thể giải quyết trong một sớm một chiều”. Một mình Bộ Thông tin và Truyền thông càng không thể chống, mà cần phải có sự kết hợp vào cuộc quyết liệt của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an nữa.
Để có bản quyền World Cup, VTV phải mất đến hàng triệu USD, trong đó phải nhờ đến sự hỗ trợ của một doanh nghiệp lớn để có đủ kinh phí mua. Ấy vậy mà, vẫn có một bộ phận người thích “xài chùa”, sẵn sàng xâm phạm bản quyền World Cup. Và nguy cơ FIFA thu hồi quyền phát sóng như hợp đồng đã ký là điều có thể xảy ra.
Thành thử, chỉ vì sự ích kỷ của một bộ phận người mà ảnh hưởng đến nhu cầu chính đáng của triệu triệu người. Chúng ta đang cần sự lương thiện của toàn thể cộng đồng những người làm Online?!
Theo Enternews
Đọc thêm
Loading…
VietBao.vn