Bài viết thể hiện quan điểm của Craig Addison, tay viết thuộc trang tin Trung Quốc South China Morning Post, chỉ có mục đích tham khảo chứ không phải là quan điểm của VnReview.
Cách đây 18 năm, một đám cháy nhỏ tại nhà máy sản xuất chip ở thành phố Albuquerque (Mỹ) đã “châm ngòi” cho một loạt các sự kiện, dẫn đến sự sụp đổ của một gã khổng lồ di động và tăng thị phần cho những hãng còn lại.
Khói và nước đã khiến hàng triệu chip vô tuyến điện do Philips sản xuất bị hỏng, làm sụp đổ cả chuỗi cung ứng cho Ericsson và Nokia – hai nhà sản xuất ĐTDĐ lớn bậc nhất lúc bấy giờ.
Ericsson lung túng với cuộc khủng hoảng và bị thua lỗ lớn, cuối cùng phải từ bỏ mảng kinh doanh điện thoại di động. Nokia phản ứng nhanh nhạy hơn, ngay lập tức tìm kiếm các nguồn thay thế, giúp tăng lợi nhuận cho đến khi những sai lầm sau này khiến họ phải bán mình cho Microsoft.
Sự cố này đã được xem là một trường hợp nghiên cứu điển hình trong quản lý khủng hoảng.
Vậy, nhà sản xuất viễn thông Trung Quốc ZTE sẽ phản ứng như thế nào với sự cố gián đoạn chuỗi cung ứng – khi ZTE bị Mỹ trừng phạt và không được sử dụng sản phẩm của các nhà sản xuất chip Mỹ trong bảy năm?. Giống như Ericsson và Nokia, cách phản ứng của ZTE có thể xác định hãng có phải là một “tay chơi” mạnh hay không. Quan trọng hơn, sự cố có thể là chất xúc tác để Trung Quốc tiến tới mục tiêu dài hạn của mình: ít phụ thuộc hơn vào công nghệ nước ngoài.
Chủ tịch ZTE Yin Yimin cho biết trong một bản ghi nhớ nội bộ với nhân viên rằng công ty đã thành lập một đội ngũ quản lý khủng hoảng để phân tích tình hình và đưa ra các giải pháp. Công ty trì hoãn công bố kết quả thu nhập dự kiến diễn ra vào thứ Năm tới, và nói rằng họ cần thời gian để đánh giá tác động của lệnh cấm từ Mỹ.
Cuộc khủng hoảng ZTE – vốn do hãng tự gây ra vì hãng đã bí mật giao dịch với Iran và cố tình che giấu – xuất hiện đúng vào thời điểm căng thẳng thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Hiện nay, cơ quan quản lý thương mại Mỹ đã áp đặt lệnh cấm lên ZTE, chính quyền Trump cũng đang có nhiều căng thẳng với Trung Quốc.
Mặc dù có khả năng hai chính phủ sẽ đạt được một thỏa thuận nào đó, Trung Quốc sẽ có những nhượng bộ thương mại để đổi lấy việc gỡ bỏ lệnh cấm lên ZTE, song không nghi ngờ gì nữa, động thái trừng phạt của Mỹ sẽ khiến các quan chức Trung Quốc có thêm động lực tiến hành kế hoạch loại bỏ sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ Mỹ.
Theo phân tích của báo Trung Quốc South China Moring Post, cú sốc khi thấy một trong những công ty công nghệ hàng đầu của quốc gia phải chật vật để sống sót sẽ thúc đẩy Bắc Kinh nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài, khi số linh kiện bán dẫn mà Trung Quốc nhập khẩu lên tới 200 tỷ USD mỗi năm, và Trung Quốc rõ ràng cũng có những e ngại về an ninh quốc gia của riêng mình.
Quỹ Đầu tư Vi mạch Tích hợp Quốc gia, một chương trình trợ cấp của chính phủ trung ương Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài, muốn gây được 200 tỷ nhân dân tệ (32 tỷ USD) trong vòng tài trợ (fund round) mới nhất của mình. Vòng tài trợ đầu tiên đã thu về khoảng 140 tỷ nhân dân tệ, được phân bổ cho hơn 20 công ty, bao gồm cả ZTE.
Phần lớn đầu tư của Trung Quốc vào ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn cho đến nay chính là các nhà máy sản xuất chip bộ nhớ, và trong các xưởng đúc silicon sản xuất chip thuê. Mỗi một nhà máy sản xuất chip này có chi phí vài tỷ USD, nhưng các thiết bị họ sản xuất không được xem là cao cấp. Chỉ những gã khổng lồ tích hợp theo chiều dọc như Samsung Electronics mới có quy mô sản xuất các thiết bị này một cách có lợi nhuận.
Các nhà phân tích nói Trung Quốc nên tập trung nỗ lực vào các thiết bị cho phép ứng dụng trí tuệ nhân tạo, như bộ vi xử lý mạng thần kinh và bộ xử lý đồ họa, giống loại chip lập trình có mục đích đặc biệt của hãng sản xuất chip Lattice Semiconductor của Mỹ. Sau tất cả thì Bắc Kinh cũng đã đặt mục tiêu năm 2030 sẽ trở thành một cường quốc toàn cầu về AI.
Trung Quốc cũng đã có những nhà sản xuất chip tập trung vào những sản phẩm đặc thù này, nhưng các nhà phân tích cho biết họ vẫn còn thua phương Tây ít nhất là 10 năm. Các công ty này cũng phụ thuộc vào các đĩa bán dẫn (wafer) bên ngoài để sản xuất chip của họ, có nghĩa là họ cũng rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc chuỗi cung ứng như những gì Nokia và ZTE phải trải qua.
Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã cố gắng tìm mọi cách để bắt kịp Mỹ về vi mạch, từ ăn cắp trắng trợn cho đến thành lập các liên doanh, thực hiện các thương vụ mua lại, “sang tên đổi chủ”. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump cũng đã ngăn chặn hai thương vụ lớn trong thời gian gần đây, tiêu biểu nhất chính là việc sáp nhập giữa Broadcom và Qualcomm.
Trung Quốc có vốn và thị trường tiêu dùng để hỗ trợ ngành công nghiệp chip của riêng mình, nhưng con đường không hề dễ dàng. Dù sao, một cuộc khủng hoảng cũng là cách tốt nhất để tạo đột phá – có thể là một công nghệ mới đủ khả năng khiến các phương pháp sản xuất hiện tại bị lỗi thời và chiếm lấy vị trí số một.
Intel, nhà sản xuất chip lớn thứ hai thế giới, đã từng trải qua bài kiểm tra này vào giữa những năm 1980 khi cuộc chiến giá cả chip nhớ đã khiến hãng bị thua lỗ rất nhiều, buộc hãng phải sa thải nhân viên và đóng cửa nhà máy. Khi đó, chủ tịch Intel Andy Grove đã ra quyết định rút khỏi mảng kinh doanh chip nhớ và đặt cược vào một sản phẩm mới mạo hiểm hơn – chip xử lý – và có thể nói là Intel đã thành công rực rỡ với quyết định của mình.
Dù ZTE có vượt qua được cuộc khủng hoảng này hay không, 18 năm sau, công ty rất có thể sẽ được “lưu vào sử sách” khi là đòn bẩy giúp Trung Quốc đuổi kịp phương Tây – hoặc không.
Hoàng Lan
Cách đây 18 năm, một đám cháy nhỏ tại nhà máy sản xuất chip ở thành phố Albuquerque (Mỹ) đã “châm ngòi” cho một loạt các sự kiện, dẫn đến sự sụp đổ của một gã khổng lồ di động và tăng thị phần cho những hãng còn lại.
Khói và nước đã khiến hàng triệu chip vô tuyến điện do Philips sản xuất bị hỏng, làm sụp đổ cả chuỗi cung ứng cho Ericsson và Nokia – hai nhà sản xuất ĐTDĐ lớn bậc nhất lúc bấy giờ.
Ericsson lung túng với cuộc khủng hoảng và bị thua lỗ lớn, cuối cùng phải từ bỏ mảng kinh doanh điện thoại di động. Nokia phản ứng nhanh nhạy hơn, ngay lập tức tìm kiếm các nguồn thay thế, giúp tăng lợi nhuận cho đến khi những sai lầm sau này khiến họ phải bán mình cho Microsoft.
Sự cố này đã được xem là một trường hợp nghiên cứu điển hình trong quản lý khủng hoảng.
Chủ tịch ZTE Yin Yimin cho biết trong một bản ghi nhớ nội bộ với nhân viên rằng công ty đã thành lập một đội ngũ quản lý khủng hoảng để phân tích tình hình và đưa ra các giải pháp. Công ty trì hoãn công bố kết quả thu nhập dự kiến diễn ra vào thứ Năm tới, và nói rằng họ cần thời gian để đánh giá tác động của lệnh cấm từ Mỹ.
Cuộc khủng hoảng ZTE – vốn do hãng tự gây ra vì hãng đã bí mật giao dịch với Iran và cố tình che giấu – xuất hiện đúng vào thời điểm căng thẳng thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Hiện nay, cơ quan quản lý thương mại Mỹ đã áp đặt lệnh cấm lên ZTE, chính quyền Trump cũng đang có nhiều căng thẳng với Trung Quốc.
Mặc dù có khả năng hai chính phủ sẽ đạt được một thỏa thuận nào đó, Trung Quốc sẽ có những nhượng bộ thương mại để đổi lấy việc gỡ bỏ lệnh cấm lên ZTE, song không nghi ngờ gì nữa, động thái trừng phạt của Mỹ sẽ khiến các quan chức Trung Quốc có thêm động lực tiến hành kế hoạch loại bỏ sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ Mỹ.
Theo phân tích của báo Trung Quốc South China Moring Post, cú sốc khi thấy một trong những công ty công nghệ hàng đầu của quốc gia phải chật vật để sống sót sẽ thúc đẩy Bắc Kinh nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài, khi số linh kiện bán dẫn mà Trung Quốc nhập khẩu lên tới 200 tỷ USD mỗi năm, và Trung Quốc rõ ràng cũng có những e ngại về an ninh quốc gia của riêng mình.
Quỹ Đầu tư Vi mạch Tích hợp Quốc gia, một chương trình trợ cấp của chính phủ trung ương Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài, muốn gây được 200 tỷ nhân dân tệ (32 tỷ USD) trong vòng tài trợ (fund round) mới nhất của mình. Vòng tài trợ đầu tiên đã thu về khoảng 140 tỷ nhân dân tệ, được phân bổ cho hơn 20 công ty, bao gồm cả ZTE.
Các nhà phân tích nói Trung Quốc nên tập trung nỗ lực vào các thiết bị cho phép ứng dụng trí tuệ nhân tạo, như bộ vi xử lý mạng thần kinh và bộ xử lý đồ họa, giống loại chip lập trình có mục đích đặc biệt của hãng sản xuất chip Lattice Semiconductor của Mỹ. Sau tất cả thì Bắc Kinh cũng đã đặt mục tiêu năm 2030 sẽ trở thành một cường quốc toàn cầu về AI.
Trung Quốc cũng đã có những nhà sản xuất chip tập trung vào những sản phẩm đặc thù này, nhưng các nhà phân tích cho biết họ vẫn còn thua phương Tây ít nhất là 10 năm. Các công ty này cũng phụ thuộc vào các đĩa bán dẫn (wafer) bên ngoài để sản xuất chip của họ, có nghĩa là họ cũng rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc chuỗi cung ứng như những gì Nokia và ZTE phải trải qua.
Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã cố gắng tìm mọi cách để bắt kịp Mỹ về vi mạch, từ ăn cắp trắng trợn cho đến thành lập các liên doanh, thực hiện các thương vụ mua lại, “sang tên đổi chủ”. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump cũng đã ngăn chặn hai thương vụ lớn trong thời gian gần đây, tiêu biểu nhất chính là việc sáp nhập giữa Broadcom và Qualcomm.
Trung Quốc có vốn và thị trường tiêu dùng để hỗ trợ ngành công nghiệp chip của riêng mình, nhưng con đường không hề dễ dàng. Dù sao, một cuộc khủng hoảng cũng là cách tốt nhất để tạo đột phá – có thể là một công nghệ mới đủ khả năng khiến các phương pháp sản xuất hiện tại bị lỗi thời và chiếm lấy vị trí số một.
Intel, nhà sản xuất chip lớn thứ hai thế giới, đã từng trải qua bài kiểm tra này vào giữa những năm 1980 khi cuộc chiến giá cả chip nhớ đã khiến hãng bị thua lỗ rất nhiều, buộc hãng phải sa thải nhân viên và đóng cửa nhà máy. Khi đó, chủ tịch Intel Andy Grove đã ra quyết định rút khỏi mảng kinh doanh chip nhớ và đặt cược vào một sản phẩm mới mạo hiểm hơn – chip xử lý – và có thể nói là Intel đã thành công rực rỡ với quyết định của mình.
Dù ZTE có vượt qua được cuộc khủng hoảng này hay không, 18 năm sau, công ty rất có thể sẽ được “lưu vào sử sách” khi là đòn bẩy giúp Trung Quốc đuổi kịp phương Tây – hoặc không.
Hoàng Lan