Trang chủ Tin Tức Vũ khí hạt nhân hủy diệt nhân loại như thế nào? (Phần...

Vũ khí hạt nhân hủy diệt nhân loại như thế nào? (Phần 2: Văn minh tiền sử và tinh cầu khác)

730
Những tác động mang tính hủy diệt sự sống của vũ khí hạt nhân khiến nhân loại luôn thấp thỏm một ngày nào đó, Trái Đất chúng ta sẽ trở nên hoang tàn vì con người tự hủy diệt lẫn nhau. Điều đó không phải là bi quan. Những phát hiện trong những thập niên gần đây của các nhà khảo cổ đã cho thấy, nhiều nền văn minh trong quá khứ đã bị xóa sổ bởi nhiều thảm họa, trong đó có thứ năng lượng chết người – Hạt nhân.
Người cổ xưa đã sở hữu năng lượng hạt nhân
Năm 1972, các nhà khoa học đã khám phá một lò phản ứng hạt nhân ngầm vô cùng tiên tiến tại Oklo thuộc nước cộng hòa Gabon. Phát hiện khảo cổ này đã khiến giới khoa học trên thế giới đổ xô đến nước này nghiên cứu. Gabon là một quốc gia Phi châu nghèo nàn, lạc hậu, và dĩ nhiên ngành khoa học kỹ thuật rất non kém, không thể làm giàu Uranium, phải xuất khẩu sang những nước tiên tiến.
Một công ty của Pháp sau khi nhập khẩu quặng Uranium từ nước này đã phát hiện rằng Uranium đã bị chiết luyện, hàm lượng chỉ còn lại 0,3% trong khi hàm lượng trung bình là 0,7%. Vậy 0,4% còn lại “biến mất” đâu? Kinh ngạc trước phát hiện này, các nhà khoa học đã đến tận nơi để khảo sát.
Một công nhân đứng cạnh một dải quặng uranium đã cạn kiệt, tại Oklo, Gabon. (Ảnh: NASA)
Tại Oklo, họ đã phát hiện có một lò phản ứng hạt nhân được thiết kế quy mô cực lớn, lớn hơn bất kỳ một lò phản ứng hạt nhân nào mà chúng ta đang có. Bằng các phương pháp khoa học khác nhau, các nhà khoa học đã xác định được nó đã được xây dựng cách nay 1,8 tỷ năm, và đã được vận hành 500 triệu năm.
Những phát hiện khảo cổ về sự tồn tại của các nền văn minh tiên tiến, có trước nền văn minh lần này của chúng ta giờ đã không còn xa lạ. Nhưng phát hiện tại nước cộng hòa Gabon còn chứng minh sự tồn tại về khả năng phát triển năng lượng hạt nhân của người tiền sử đã làm con người hiện đại phải kinh ngạc và bối rối.
Việc phát hiện này cùng với những tàn tích và văn tự cổ tìm được ở nhiều nơi trên thế giới đã củng cố vững chắc thêm cho giả thuyết về việc những nền văn minh tiền sử đã từng bị “xóa sổ” bởi bởi vũ khí hạt nhân.
Bằng chứng về nền văn minh bị xóa xổ bởi vũ khí hạt nhân
Tháng 12/1932, một giám định viên của Cơ quan Khảo sát Địa chất Ai Cập là Patrick Clayton, trong khi đang lái xe trên sa mạc Great Sand Sea, gần cao nguyên Saad ở Ai Cập, thì ông bỗng nghe âm thanh răng rắc dưới bánh xe. Lắng nghe kỹ âm thanh đó và sau khi xuống xe để quan sát điều gì đã gây ra tiếng động đó, Patrick Clayton đã tìm thấy những mảnh đá thủy tinh lớn nằm lẫn trong cát.
Những viên đá thủy linh lớn nằm lẫn trong cát. (Ảnh: retrip.jp)
Tại sao trong cát sa mạc lại lẫn những mảnh đá thủy tinh này, khám phá này đã đặt ra một trong những câu hỏi bí ẩn lớn nhất của khoa học hiện đại. Tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, và những địa điểm từng là nơi thử nghiệm vũ khí hạt nhân, người ta đã tìm thấy rất nhiều đá thủy tinh. Nó là sản phẩm sinh ra sau những vụ nổ hạt nhân, bởi nhiệt độ phóng thích từ tâm nổ lên tới vài nghìn độ C, làm tan chảy đá và cát, biến chúng thành đá thủy tinh.
Vậy hiện tượng gì có thể làm tăng nhiệt độ của cát sa mạc Great Sand Sea (Ai Cập) lên đến nhiệt độ nóng chảy đó, đúc nó thành những viên đá thủy tinh? Nhà khoa học Albion W. Hart, một trong những người đầu tiên tốt nghiệp từ trường đại học danh tiếng MIT đã phát hiện “cánh đồng đá thủy tinh” tại sa mạc Sahara, khu vực biên giới giữa Libya và Ai Cập.
50 năm sau, khi đi qua vùng Alamogordo – bang New Mexico, là nơi thử quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới, ông lại thấy những viên đá thủy tinh tương tự như ở sa mạc Sahara, nhưng kích thước của nó nhỏ hơn nhiều, mật độ và phạm vi phân bố cũng nhỏ hơn khoảng 10.000 lần.
Albion W. Hart đã đặt ra giả thuyết rằng, cánh đồng đá thủy tinh trên sa mạc Sahara được hình thành từ một vụ nổ hạt nhân có sức mạnh gấp 10.000 lần vụ thử nghiệm hạt nhân đầu tiên mà nhân loại chúng ta thực hiện. Bằng phương pháp “Vết phân hạch”, các nhà khoa học đã xác định được rằng các mẫu đá đó có niên đại 28-29 triệu năm.
Một viên đá thủy tinh lớn ở cánh đồng đá thủy tinh. (Ảnh: nangeo29.blogspot.com)
Nhưng cũng có giả thuyết cho rằng, đá thuỷ tinh lớn được tìm thấy ở sa mạc Libya, sa mạc Sahara… là kết quả sinh ra từ các vụ va chạm thiên thạch khổng lồ. Tuy nhiên, thuyết này không vững chắc do các nhà khoa học không tìm thấy bất kỳ hố thiên thạch nào trong sa mạc. Thậm chí ngay cả khi “tận dụng” tất cả các công nghệ hiện đại như vệ tinh, ra đa siêu âm để chụp từ trên không, “siêu âm” dưới lòng cát, các chuyên gia cũng không thể tìm thấy bất kỳ hố thiên thạch nào cả.
Không những thế, đá thủy tinh còn được phát hiện ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Ở Israel, năm 1952 các nhà khảo cổ học đã phát hiện một lớp đá thủy tinh có độ dày khoảng 6 mm bao phủ một khu vực rộng lớn. Ở Anh hay Mông Cổ người ta cũng thấy có sự hiện diện của loại đá này, niên đại của chúng từ rất xa xưa, khẳng định là từ trước khi nhân loại hiện nay phát minh ra năng lượng nguyên tử.
Dấu vết hủy diệt của năng lượng hạt nhân càng rõ ràng hơn khi các nhà khảo cổ phát hiện phế tích Mohenjo-Daro ở Pakistan, một thành phố cổ đại dưới lòng đất đã được xây dựng 2500 năm TCN.
Các nhà khoa học đã phát hiện 44 bộ xương người nằm rải rác trên đường phố, mức phóng xạ đo được trên các bộ xương này cao hơn 50 lần so với mức bình thường, các tạo vật cổ đại được tìm thấy ở xung quanh đó cũng có mức phóng xạ cao hơn rất nhiều lần. Nhiều khoa học gia tin rằng thành cổ Mohenjo Daro đã phải hứng chịu thảm họa hạt nhân khủng khiếp.
Những bộ xương nằm rải rác trong khu vực phóng xạ cao. (Ảnh: ancient-code.com)
Sự tương đồng khi phân tích mẫu đá thủy tinh cùng những hiện vật khai quật được khi so với những tàn tích tại những nơi mà con người ngày nay cho nổ vũ khí hạt nhân, khiến cho giả thuyết về sự hủy diệt của các thời kỳ văn minh bởi vũ khí hạt nhân trở nên có căn cứ.
Giả thuyết này còn trở nên rõ ràng hơn khi tiến sỹ J. Robert Oppenheimer, người đứng đầu dự án Manhattan, cũng được cho là cha đẻ của vũ khí hạt nhân công bố kết quả nghiên cứu của mình. Với khả năng đọc hiểu chữ tiếng Phạn cổ, Oppenheimer đã nghiên cứu những cuốn cổ thư của đất nước huyền bí này, và cho rằng đã từng xảy ra những vụ nổ bom hạt nhân trên Trái đất trong quá khứ xa xôi.
Kinh “Bhagavad Gita” mô tả một thảm họa toàn cầu gây ra bởi “một vũ khí bí ẩn, một tia sắt”. Sử thi Mahabharata của Ấn Độ có ghi chép về một cuộc chiến tàn khốc: “Gurkha lái một chiếc phi thuyền Vimana cực kỳ nhanh chóng và mạnh mẽ, nó phóng ra một viên đạn duy nhất chứa đựng tất cả sức mạnh của vũ trụ. Một cột lửa và khói bùng lên thứ ánh sáng gấp 10.000 lần Mặt Trời… Các xác chết bị cháy rụi đến mức không thể nhận ra. Tóc và móng tay của họ rơi ra ngoài. Đồ gốm vỡ tan mà không rõ nguyên nhân, và những con chim biến thành trắng bệch…”.
Phải chăng sự sống trên Sao Hỏa từng bị hủy diệt bởi hạt nhân?
Dữ liệu mà hai con tàu thăm dò sao hỏa là Viking I và Curiosity gửi về đã cho thấy nhiều dấu hiệu của các thời kỳ văn minh đã từng tồn tại trên bề mặt Sao Hỏa như các vật thể giống trạm nổi hình mặt người, hoặc giống như nữ chiến binh Ai Cập.
John Brandenburg, chuyên gia nghiên cứu của Đại học California đã đưa ra giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến sự hủy diệt của các nền văn minh trên bề mặt Sao Hỏa. Ông cho rằng chiến tranh hạt nhân đã nổ ra tại đó do các nhà khoa học đã tìm thấy các đồng vị phóng xạ là Uranium và Thorium trên bề mặt Sao Hỏa. Khi so sánh nồng độ phóng xạ sau vụ nổ hạt nhân trên Trái Đất và nồng độ phóng xạ trên bề mặt Sao Hỏa, kết quả cho ra là khá tương đồng.
Biểu đồ biểu thị đồng vị Xenon trong khí quyển Sao Hỏa (đỏ) và Trái Đất sau một vụ thử hạt nhân (vàng) . Có thể thấy nồng độ Xenon-129 trên Sao Hỏa gần như tương đồng với trên Trái Đất.
Theo Brandenburg, “Nồng độ cao của Xenon-129 trong khí quyển, dấu vết của Krypton-80 và sự dư thừa Uranium và Thorium trên bề mặt Sao Hỏa, được xác nhận nhờ thiết bị đo phổ tia gamma trên tàu thăm dò Odyssey, cho thấy bề mặt sao Hỏa chắc chắn từng là nơi xảy ra các vụ nổ phóng xạ lớn, tạo ra một lượng lớn đồng vị phóng xạ và bao phủ lên bề mặt hành tinh này. Mô thức này rất có thể là do hai vụ nổ hạt nhân bất thường trên Sao Hỏa trong quá khứ “.
Cũng có ý kiến cho rằng màu đỏ trên bề mặt sao Hỏa là do một vụ nổ nhiệt hạch rất lớn gây ra.
Lời tiên tri ám ảnh của một cậu bé “người Sao Hỏa”
Cậu bé hỏa tinh Boriska, người Nga, sinh năm 1996 đã khiến giới khoa học và toàn nhân loại chấn động không chỉ bởi kiến thức phong phú hơn cả những khoa học gia hàng đầu, mà còn bởi những tiết lộ về bí mật của nhân loại và vũ trụ.
Cậu bé sao Hỏa Boriska. (Ảnh: fb.ru)
Phẩm chất thiên tài của Boriska sớm được bộc lộ khi mới được vài tháng tuổi, Boriska đã cất tiếng gọi “cha ơi”. Một tuổi rưỡi, cậu đã biết đọc và viết chữ Hán. Hai tuổi Boriska đã bộc lộ khả năng ghi nhớ siêu thường và kiến thức phong phú về vũ trụ. Cậu có thể nói chi tiết về lịch sử Trái Đất, những nền văn minh tiền sử đã từng xuất hiện trên Trái đất như nền văn minh Lemuria…, về lịch sử Sao Hỏa, đồng thời còn có thể chỉ ra những tư liệu liên quan đến những bí mật này.
Con người từng lo sợ về lời tiên tri sẽ xảy ra kiếp nạn hủy diệt nhân loại vào ngày 12/12/2012, Boriska tiên tri rằng, thảm họa sẽ xảy ra nhưng chắc chắn không phải là vào năm 2012. Nhà vật lý học nổi tiếng Hawking cũng đã khẳng định khả năng đặc biệt của cậu: “Kiến thức vũ trụ của cậu vượt quá sự tưởng tượng của tôi, tôi tin rằng chỉ có những nhà khoa học hàng đầu mới có được kiến thức phong phú như vậy. Chúng ta không thể coi thường những tiết lộ và những lời tiên chi của cậu bé”.
Boriska luôn nói với mọi người rằng trên sao hỏa đã từng tồn tại các nền văn minh, rằng mình đã từng sống trên Sao Hỏa, cậu có thể kể chi tiết về cuộc sống trên đó. Khoa học kỹ thuật khi đó rất phát triển, các phi thuyền vũ trụ của họ có năng lượng cực lớn, phải chạy bằng năng lượng ion chứ không thể dùng dầu hay khí thiên nhiên, bởi năng lượng lớn như vậy sẽ làm nguồn năng lượng tự nhiên sớm cạn kiệt. Các phi thuyền vũ trụ này có thể bay tới các tinh cầu khác, thậm chí cậu đã từng bay tới trái đất. Đó là lý do vì sao cậu có thể kể chi tiết về nền văn minh Lemuria, bởi đó là nơi cậu đổ bộ khi bay tới trái đất.
Boriska cũng chia sẻ rằng đã có nhiều cuộc chiến khốc liệt xảy ra trên sao hỏa, cuối cùng một thảm họa kinh hoàng đã thiêu trụi mọi thứ nơi đây, tầng khí quyển trên sao hỏa cũng bị phá hủy, con người không thể sinh sống trên bền mặt của Sao Hỏa được nữa, họ phải chui xuống lòng đất. Thảm họa mà cậu nói đến chính là “Chiến tranh hạt nhân”.
Chiến tranh hạt nhân dẫn đến sự hủy diệt của Sao Hỏa mà Boriska đề cập đến hoàn toàn trung khớp với nghiên cứu của tiến sỹ Brandenburg khi ông cho rằng có đủ bằng chứng chứng minh rằng có ít nhất hai vụ nổ hạt nhân đã hủy diệt sự sống trên bề mặt sao hỏa.
Thảm họa hạt nhân thời hiện đại và những phát hiện gần đây của giới khoa học về sự hủy diệt của loại năng lượng này đối với con người trong các thời kỳ văn minh tiền sử, chính là lời cảnh tỉnh cho con người ngày nay. Những nỗ lực phi hạt nhân hóa của cộng đồng quốc tế nói chung và của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với vấn đề phi hạt nhân của Triều Tiên là rất cần thiết cho sự hòa bình ổn định lâu dài trên Trái đất.
Đường Chính
Có thể bạn quan tâm: