Có thể nói, thị trường smartphone đang trải qua giai đoạn thăng hoa nhất với những nâng cấp về thiết kế cùng với sự bùng nổ của hàng loạt công nghệ cao cấp. Điều này không chỉ mang lại sự tiện lợi cho người dùng mà còn mở ra nhiều hướng phát triển mới trong tương lai, khi mà smartphone có thể trở thành trung tâm kết nối của cuộc sống.
Khoảng 3 năm trở lại đây, thị trường toàn cầu đã chứng kiến cuộc chạy đua cực gay cấn trong thiết kế smartphone giữa các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới. Và kết quả là chúng ta có được những thiết bị màn hình vô cực sang trọng với viền siêu mỏng; những chiếc “tai thỏ” độc đáo từng bị ném đá không thương tiếc, giờ lại trở thành 1 tiêu chí không thể thiếu trên những flagship cao cấp; hay sự chuyển giao giữa công nghệ LCD và OLED để mang đến khả năng hiển thị sắc nét, chân thực và hoàn thiện hơn.
Thiết kế smartphone đã không ngừng thay đổi với rất nhiều nâng cấp trong vài năm qua.
Tuy nhiên, tiềm năng của smartphone không chỉ giới hạn ở thiết kế bên ngoài mà còn rất nhiều yếu tố khác mà chúng ta có thể khai thác trong tương lai. Nếu cho rằng smartphone đã phát triển đến mức bão hòa, khó có thể đột phá nữa thì bạn lầm to rồi! Smartphone của tương lai chắc chắn vẫn sẽ tiếp tục bùng nổ theo những hướng rất khác để có thể trở thành trung tâm kết nối trong cuộc sống của con người.
“Quái vật” về hiệu năng phần cứng, tiệm cận đẳng cấp PC
Đừng quên rằng dù một chiếc smartphone có ngoại hình sang chảnh thế nào, cao cấp thế nào đi nữa, thì cấu hình bên trong mới là yếu tố then chốt tạo nên giá trị sử dụng của nó. Đây là một tiêu chí đánh giá đã quá quen thuộc nhưng chưa bao giờ lỗi thời, và chắc chắn vẫn sẽ là một xu hướng phát triển của smartphone trong tương lai.
Cấu hình phần cứng vẫn là một yếu tố quan trọng trên smartphone.
Trên thực tế, dù các nhà sản xuất smartphone có đổi mới công nghệ gì đi chăng nữa, họ cũng không bao giờ quên việc nâng cấp cấu hình cho sản phẩm của mình. Thế mới có chuyện năm nào người dùng cũng bàn tán xôn xao chiếc điện thoại này sẽ sử dụng chip gì, chiếc điện thoại kia sẽ có RAM bao nhiêu. Và sau khi cấu hình chính thức được công bố, họ lại bắt đầu đem so sánh với những đối thủ khác hay những dòng sản phẩm tiền nhiệm để dám chắc rằng chiếc smartphone mà họ yêu thích có hiệu năng tốt nhất trong tầm giá.
Và đó cũng là lý do vì sao mà khái niệm gaming phone – những smartphone có hiệu năng cực mạnh chuyên dùng để chơi game, đang dần trở nên quen thuộc hơn với người dùng. Gần 1 năm trước, nhà sản xuất phụ kiện game lừng danh Razer đã bất ngờ ra mắt chiếc gaming phone đầu tiên, Razer Phone, với 8GB RAM – cao nhất thị trường lúc bây giờ (và thậm chí là hiện tại), tương đương với lượng RAM trên những chiếc PC tầm trung.
Razer Phone là 1 trong những gaming phone đúng nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Tuy nhiên, không chỉ có gaming phone, mà ngay cả những chiếc smartphone khác cũng sẽ nhận được những nâng cấp đáng kể về cấu hình để có thể chiến tốt những tựa game đình đám hiện nay. Ví dụ như mới đây, rất nhiều tin đồn cho rằng Epic Games sẽ phát hành độc quyền bom tấn Fortnite, phiên bản Android, dành cho flagship Galaxy Note 9 sắp ra mắt của Samsung. Và tựa game này cũng không hề nhẹ một chút nào, nếu không muốn nói là có phần “sát” phần cứng, đặc biệt là đối với điện thoại. Vì thế, có thể tạm khẳng định Note 9 sẽ sở hữu một cấu hình không phải dạng vừa đâu với những linh kiện cao cấp nhất hiện nay như chip Snapdragon 845, RAM 6GB/8GB và đặc biệt là ROM có thể lên đến 512GB.
Galaxy Note 9 sẽ có phần cứng mạnh mẽ để “cân” được bom tấn Fortnite.
Mặt khác, giống như những người tiền nhiệm, Galaxy Note 9 cũng là một trong số ít smartphone có thể biến thành một chiếc máy tính tiện lợi thông qua dòng thiết bị Samsung DeX, mà mới nhất là DeX Pad dành cho S9. (bạn đọc có thể tham khảo thêm tại đây). Khi sử dụng với DeX, Note 9 có thể xuất hình ảnh lên một màn hình lớn với độ phân giải cao, đồng thời kết nối với chuột và bàn phím để mang lại trải nghiệm giống hệt như một chiếc PC thông thường. Và với cấu hình được nâng cấp mạnh mẽ, chắc chắn trải nghiệm này sẽ diễn ra mượt mà hơn rất nhiều, giải quyết bài toán giật, lag còn tồn tại trên những sản phẩm đi trước.
Cấu hình mạnh mẽ cũng sẽ giúp Note 9 biến thành một cỗ PC mượt mà khi kết nối với DeX.
Điều này cho thấy thị trường smartphone đang dần thay đổi xu hướng phát triển và sẽ còn tiếp tục tập trung nâng cấp phần cứng hơn nữa trong tương lai. Trong bối cảnh các nhà sản xuất game hàng đầu thế giới cũng đã bắt đầu để mắt đến mảng mobile game thì điều này cũng không có gì khó hiểu, máy phải thật mạnh thì mới chơi được những tựa game đỉnh cao nhất. Ngay cả những bom tấn PC như Fortnite hay PUBG cũng đã đổ bộ lên di động trong năm vừa qua, buộc các nhà sản xuất smartphone phải nâng cấp cấu hình cho sản phẩm của mình nếu không muốn bị đào thải.
Không chỉ chơi game, hiệu năng mạnh mẽ còn đem lại rất nhiều lợi ích giúp smartphone giải quyết được nhiều tác vụ mà trước đây chỉ PC mới đủ khả năng thực hiện. Không chỉ giới hạn ở nghe gọi, nhắn tin hay lướt web nữa, smartphone giờ đây còn cho phép người dùng soạn thảo văn bản bằng những ứng dụng quen thuộc như Microsoft Word, chỉnh sửa hình ảnh, video chuyên nghiệp chẳng khác nào Photoshop hay Adobe Premiere. Từng bước một, smartphone đang dần trở nên tiện lợi hơn và đóng vai trò một giải pháp thay thế hoàn hảo khi người dùng không có PC ở bên.
Cấu hình mạnh mẽ cho phép smartphone thực hiện được nhiều tác vụ mà trước đây chỉ có PC mới làm được.
Pin ngày càng “trâu” hơn, có khi dùng cả ngày mới hết
Sự phát triển của cấu hình phần cứng cũng buộc các nhà sản xuất phải cân nhắc đến dung lượng pin của smartphone. Sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu chiếc điện thoại của bạn có thể chiến tốt những tựa game nặng nhất nhưng lại chỉ trụ được vài tiếng đã tắt ngúm vì cạn pin. Vì thế, pin phải thật khỏe, thật dai sức mới có thể “gánh” được cấu hình khủng của máy, mang đến trải nghiệm toàn diện nhất cho người dùng.
Smartphone sẽ ngày càng sở hữu những viên pin có dung lượng lớn hơn.
Trên thực tế, smartphone hiện nay thường được trang bị những viên pin có dung lượng dao động từ 2,500 – 3,500 mAh và thường có thể hoạt động liên tục trong 1 ngày với mức độ sử dụng cơ bản. Riêng với chiếc gaming phone Razer nêu trên đã sở hữu viên pin lên đến 4,000 mAh để có thể phục vụ những tác vụ nặng nhất.
Trong tương lai, không chỉ gaming phone mà ngay cả những sản phẩm thông thường khác cũng sẽ nhận được nâng cấp đáng kể về dung lượng pin. Ví dụ như gần đây, đã có rất nhiều thông tin cho rằng Samsung Galaxy Note 9, flagship sắp ra mắt vào ngày 9/8 tới, cũng được trang bị pin 4,000 mAh, cho phép người dùng xem video liên tục trong 25 tiếng với độ sáng màn hình ở mức tối đa.
Ngay cả những thiết bị không phải gaming phone như Galaxy Note 9 cũng sẽ sở hữu lượng pin cực khủng.
Bên cạnh dung lượng thì những công nghệ sạc pin cũng được các nhà sản xuất đặc biệt chú trọng. Hiện tại, đa số những smartphone cao cấp đều được trang bị tính năng sạc không dây và sạc nhanh cực hữu ích, loại bỏ rất nhiều phiền toái cho người dùng. Thậm chí mới đây, Huawei còn tiết lộ công nghệ sạc nhanh do hãng đang nghiên cứu phát triển, với khả năng hồi phục 90% thời lượng pin chỉ trong vòng 30 phút.
Khai thác tối đa tiềm năng của trí tuệ nhân tạo (AI)
Trong bối cảnh AI đang dần xâm chiếm mọi khía cạnh cuộc sống như hiện nay, thì chẳng có lý do gì các nhà sản xuất smartphone lại bỏ qua cơ hội đưa công nghệ này lên sản phẩm của mình. Trên thực tế, chúng ta đã bắt đầu tiếp xúc với AI trên điện thoại thông qua những trợ lý ảo như Siri (Apple), Google Assistant hay gần nhất là Bixby (Samsung). Và những trợ lý ảo này sẽ ngày càng trở nên thông minh hơn để có thể tương tác và giúp đỡ người dùng nhiều hơn trong cuộc sống thường ngày. Ví dụ như hồi tháng 6 vừa qua, Google đã khiến cả thế giới kinh ngạc trước màn trình diễn để trợ lý ảo của hãng gọi điện và đặt lịch cắt tóc chẳng khác gì con người.
AI đã xuất hiện trên smartphone dưới dạng những trợ lý ảo thông minh.
Không những thế, AI còn được tích hợp vào camera của smartphone để mang đến những chế độ quay phim, chụp ảnh độc đáo và thông minh hơn. Hiện tại, AI đã có thể nhận diện và phân loại các đối tượng chụp ảnh khác nhau, tự động lấy nét và xóa phông khéo léo, đồng thời đưa ra những chế độ chụp ảnh phù hợp nhất, tiết kiệm thời gian chỉnh sửa hậu kì cho người dùng. Ví dụ như siêu phẩm P20 Pro mà Huawei mới ra mắt vào tháng 2 vừa qua đã có thể nhận diện đến hơn 500 đối tượng thuộc 19 lĩnh vực khác nhau, giúp quá trình chụp ảnh diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều.
Thế nhưng, AI vẫn còn ẩn chứa rất nhiều tiềm năng có thể được khai thác trong tương lai. Ngay cả những tác vụ nhỏ nhất như gõ bàn phím, nhắn tin cũng sẽ xuất hiện dấu ấn của công nghệ này. Nhờ khả năng phát hiện lỗi chính tả, ngữ pháp, AI có thể giúp người dùng tự động chỉnh sửa câu từ mà không tốn công xóa đi viết lại, thậm chí còn đoán được người dùng định viết những gì để đưa ra gợi ý phù hợp nhất.
AI sẽ được tích hợp trong mọi tác vụ trên smartphone tương lai.
Hay một trong những ứng dụng lớn nhất mà AI mang lại chính là biến smartphone thành trung tâm điều khiển của một hệ thống IoT (Internet of Things), chính là những ngôi nhà thông minh đang ngày càng trở nên phổ biến. Nhờ đó, người dùng có thể ngồi một chỗ, thư giãn, hưởng thụ mà vẫn có thể kiểm soát và điều hành toàn bộ căn nhà của mình một cách tiện lợi.
Khoảng 3 năm trở lại đây, thị trường toàn cầu đã chứng kiến cuộc chạy đua cực gay cấn trong thiết kế smartphone giữa các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới. Và kết quả là chúng ta có được những thiết bị màn hình vô cực sang trọng với viền siêu mỏng; những chiếc “tai thỏ” độc đáo từng bị ném đá không thương tiếc, giờ lại trở thành 1 tiêu chí không thể thiếu trên những flagship cao cấp; hay sự chuyển giao giữa công nghệ LCD và OLED để mang đến khả năng hiển thị sắc nét, chân thực và hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, tiềm năng của smartphone không chỉ giới hạn ở thiết kế bên ngoài mà còn rất nhiều yếu tố khác mà chúng ta có thể khai thác trong tương lai. Nếu cho rằng smartphone đã phát triển đến mức bão hòa, khó có thể đột phá nữa thì bạn lầm to rồi! Smartphone của tương lai chắc chắn vẫn sẽ tiếp tục bùng nổ theo những hướng rất khác để có thể trở thành trung tâm kết nối trong cuộc sống của con người.
“Quái vật” về hiệu năng phần cứng, tiệm cận đẳng cấp PC
Đừng quên rằng dù một chiếc smartphone có ngoại hình sang chảnh thế nào, cao cấp thế nào đi nữa, thì cấu hình bên trong mới là yếu tố then chốt tạo nên giá trị sử dụng của nó. Đây là một tiêu chí đánh giá đã quá quen thuộc nhưng chưa bao giờ lỗi thời, và chắc chắn vẫn sẽ là một xu hướng phát triển của smartphone trong tương lai.
Trên thực tế, dù các nhà sản xuất smartphone có đổi mới công nghệ gì đi chăng nữa, họ cũng không bao giờ quên việc nâng cấp cấu hình cho sản phẩm của mình. Thế mới có chuyện năm nào người dùng cũng bàn tán xôn xao chiếc điện thoại này sẽ sử dụng chip gì, chiếc điện thoại kia sẽ có RAM bao nhiêu. Và sau khi cấu hình chính thức được công bố, họ lại bắt đầu đem so sánh với những đối thủ khác hay những dòng sản phẩm tiền nhiệm để dám chắc rằng chiếc smartphone mà họ yêu thích có hiệu năng tốt nhất trong tầm giá.
Và đó cũng là lý do vì sao mà khái niệm gaming phone – những smartphone có hiệu năng cực mạnh chuyên dùng để chơi game, đang dần trở nên quen thuộc hơn với người dùng. Gần 1 năm trước, nhà sản xuất phụ kiện game lừng danh Razer đã bất ngờ ra mắt chiếc gaming phone đầu tiên, Razer Phone, với 8GB RAM – cao nhất thị trường lúc bây giờ (và thậm chí là hiện tại), tương đương với lượng RAM trên những chiếc PC tầm trung.
Tuy nhiên, không chỉ có gaming phone, mà ngay cả những chiếc smartphone khác cũng sẽ nhận được những nâng cấp đáng kể về cấu hình để có thể chiến tốt những tựa game đình đám hiện nay. Ví dụ như mới đây, rất nhiều tin đồn cho rằng Epic Games sẽ phát hành độc quyền bom tấn Fortnite, phiên bản Android, dành cho flagship Galaxy Note 9 sắp ra mắt của Samsung. Và tựa game này cũng không hề nhẹ một chút nào, nếu không muốn nói là có phần “sát” phần cứng, đặc biệt là đối với điện thoại. Vì thế, có thể tạm khẳng định Note 9 sẽ sở hữu một cấu hình không phải dạng vừa đâu với những linh kiện cao cấp nhất hiện nay như chip Snapdragon 845, RAM 6GB/8GB và đặc biệt là ROM có thể lên đến 512GB.
Mặt khác, giống như những người tiền nhiệm, Galaxy Note 9 cũng là một trong số ít smartphone có thể biến thành một chiếc máy tính tiện lợi thông qua dòng thiết bị Samsung DeX, mà mới nhất là DeX Pad dành cho S9. (bạn đọc có thể tham khảo thêm tại đây). Khi sử dụng với DeX, Note 9 có thể xuất hình ảnh lên một màn hình lớn với độ phân giải cao, đồng thời kết nối với chuột và bàn phím để mang lại trải nghiệm giống hệt như một chiếc PC thông thường. Và với cấu hình được nâng cấp mạnh mẽ, chắc chắn trải nghiệm này sẽ diễn ra mượt mà hơn rất nhiều, giải quyết bài toán giật, lag còn tồn tại trên những sản phẩm đi trước.
Điều này cho thấy thị trường smartphone đang dần thay đổi xu hướng phát triển và sẽ còn tiếp tục tập trung nâng cấp phần cứng hơn nữa trong tương lai. Trong bối cảnh các nhà sản xuất game hàng đầu thế giới cũng đã bắt đầu để mắt đến mảng mobile game thì điều này cũng không có gì khó hiểu, máy phải thật mạnh thì mới chơi được những tựa game đỉnh cao nhất. Ngay cả những bom tấn PC như Fortnite hay PUBG cũng đã đổ bộ lên di động trong năm vừa qua, buộc các nhà sản xuất smartphone phải nâng cấp cấu hình cho sản phẩm của mình nếu không muốn bị đào thải.
Không chỉ chơi game, hiệu năng mạnh mẽ còn đem lại rất nhiều lợi ích giúp smartphone giải quyết được nhiều tác vụ mà trước đây chỉ PC mới đủ khả năng thực hiện. Không chỉ giới hạn ở nghe gọi, nhắn tin hay lướt web nữa, smartphone giờ đây còn cho phép người dùng soạn thảo văn bản bằng những ứng dụng quen thuộc như Microsoft Word, chỉnh sửa hình ảnh, video chuyên nghiệp chẳng khác nào Photoshop hay Adobe Premiere. Từng bước một, smartphone đang dần trở nên tiện lợi hơn và đóng vai trò một giải pháp thay thế hoàn hảo khi người dùng không có PC ở bên.
Pin ngày càng “trâu” hơn, có khi dùng cả ngày mới hết
Sự phát triển của cấu hình phần cứng cũng buộc các nhà sản xuất phải cân nhắc đến dung lượng pin của smartphone. Sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu chiếc điện thoại của bạn có thể chiến tốt những tựa game nặng nhất nhưng lại chỉ trụ được vài tiếng đã tắt ngúm vì cạn pin. Vì thế, pin phải thật khỏe, thật dai sức mới có thể “gánh” được cấu hình khủng của máy, mang đến trải nghiệm toàn diện nhất cho người dùng.
Trên thực tế, smartphone hiện nay thường được trang bị những viên pin có dung lượng dao động từ 2,500 – 3,500 mAh và thường có thể hoạt động liên tục trong 1 ngày với mức độ sử dụng cơ bản. Riêng với chiếc gaming phone Razer nêu trên đã sở hữu viên pin lên đến 4,000 mAh để có thể phục vụ những tác vụ nặng nhất.
Trong tương lai, không chỉ gaming phone mà ngay cả những sản phẩm thông thường khác cũng sẽ nhận được nâng cấp đáng kể về dung lượng pin. Ví dụ như gần đây, đã có rất nhiều thông tin cho rằng Samsung Galaxy Note 9, flagship sắp ra mắt vào ngày 9/8 tới, cũng được trang bị pin 4,000 mAh, cho phép người dùng xem video liên tục trong 25 tiếng với độ sáng màn hình ở mức tối đa.
Bên cạnh dung lượng thì những công nghệ sạc pin cũng được các nhà sản xuất đặc biệt chú trọng. Hiện tại, đa số những smartphone cao cấp đều được trang bị tính năng sạc không dây và sạc nhanh cực hữu ích, loại bỏ rất nhiều phiền toái cho người dùng. Thậm chí mới đây, Huawei còn tiết lộ công nghệ sạc nhanh do hãng đang nghiên cứu phát triển, với khả năng hồi phục 90% thời lượng pin chỉ trong vòng 30 phút.
Khai thác tối đa tiềm năng của trí tuệ nhân tạo (AI)
Trong bối cảnh AI đang dần xâm chiếm mọi khía cạnh cuộc sống như hiện nay, thì chẳng có lý do gì các nhà sản xuất smartphone lại bỏ qua cơ hội đưa công nghệ này lên sản phẩm của mình. Trên thực tế, chúng ta đã bắt đầu tiếp xúc với AI trên điện thoại thông qua những trợ lý ảo như Siri (Apple), Google Assistant hay gần nhất là Bixby (Samsung). Và những trợ lý ảo này sẽ ngày càng trở nên thông minh hơn để có thể tương tác và giúp đỡ người dùng nhiều hơn trong cuộc sống thường ngày. Ví dụ như hồi tháng 6 vừa qua, Google đã khiến cả thế giới kinh ngạc trước màn trình diễn để trợ lý ảo của hãng gọi điện và đặt lịch cắt tóc chẳng khác gì con người.
Không những thế, AI còn được tích hợp vào camera của smartphone để mang đến những chế độ quay phim, chụp ảnh độc đáo và thông minh hơn. Hiện tại, AI đã có thể nhận diện và phân loại các đối tượng chụp ảnh khác nhau, tự động lấy nét và xóa phông khéo léo, đồng thời đưa ra những chế độ chụp ảnh phù hợp nhất, tiết kiệm thời gian chỉnh sửa hậu kì cho người dùng. Ví dụ như siêu phẩm P20 Pro mà Huawei mới ra mắt vào tháng 2 vừa qua đã có thể nhận diện đến hơn 500 đối tượng thuộc 19 lĩnh vực khác nhau, giúp quá trình chụp ảnh diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều.
Thế nhưng, AI vẫn còn ẩn chứa rất nhiều tiềm năng có thể được khai thác trong tương lai. Ngay cả những tác vụ nhỏ nhất như gõ bàn phím, nhắn tin cũng sẽ xuất hiện dấu ấn của công nghệ này. Nhờ khả năng phát hiện lỗi chính tả, ngữ pháp, AI có thể giúp người dùng tự động chỉnh sửa câu từ mà không tốn công xóa đi viết lại, thậm chí còn đoán được người dùng định viết những gì để đưa ra gợi ý phù hợp nhất.
Hay một trong những ứng dụng lớn nhất mà AI mang lại chính là biến smartphone thành trung tâm điều khiển của một hệ thống IoT (Internet of Things), chính là những ngôi nhà thông minh đang ngày càng trở nên phổ biến. Nhờ đó, người dùng có thể ngồi một chỗ, thư giãn, hưởng thụ mà vẫn có thể kiểm soát và điều hành toàn bộ căn nhà của mình một cách tiện lợi.
Điểm danh những smartphone sở hữu cụm camera sau tốt nhất trong vòng 1 năm trở lại đây