Còn giáo viên dạy chẳng phải ông thầy chỉn chu đồ bơi, tay chân cơ bắp, giọng nói sang sảng cả một góc bể bơi. Trái lại là một cô giáo năm nay đã 66 tuổi, người gày gò, làn da sậm màu và nhăn nheo lưu dấu thời gian.
Thế nhưng, người phụ nữ ấy, đằng đẵng 15 năm nay, cứ hè đến, ngày ngày kiên trì đi vận động rồi dạy trẻ con miền sông nước Đồng Tháp Mười học bơi. Việc làm có phần khác người ấy xuất phát từ cái tâm thật lòng của một người dân miền Tây, xót xa trước những cái chết thương tâm vì đuối nước của những đứa trẻ cùng quê còn quá non nớt. Bởi với bà, những đứa trẻ ấy giống như “những chú cá không biết bơi”, yêu thích được vẫy vùng trong làn nước mát thế nhưng lại không biết rằng có bao hiểm nguy rình rập xung quanh.
Bà là Trần Thị Kim Thia, tên thường gọi là bà Sáu, sống ở ấp 4, xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Bà cũng là 1 trong 3 phụ nữ đại diện Việt Nam lọt vào danh sách 100 phụ nữ tiêu biểu toàn cầu năm 2017 do hãng tin Anh BBC bình chọn.
Hình ảnh người phụ nữ nhỏ thó, cứ hè đến là đội nắng lặn lội đến từng ấp trong xã vận động trẻ đến học bơi chẳng còn xa lạ với người dân địa phương.
Lý do bà mở lớp dạy bơi cho tụi nhỏ ư? Chẳng có gì to tát nhưng đầy tính nhân văn: Bởi quá xót xa trước những cái chết trẻ con thương tâm và oan uổng vì đuối nước.
“Lớp học” của “bà giáo già” ngày nào cũng mở cửa suốt 3 tháng hè và có khoảng 25-30 “học sinh”.
Nơi lũ trẻ học bơi chỉ đơn giản là khoảng sông nhỏ bao tứ phía là cọc tre và lưới do chính tay bà Sáu “xây dựng”.
Ngày nào cũng như ngày nào, trước khi lũ trẻ tới học, bà lại dầm mình dưới nước trước cả tiếng để gia cố lại “lớp học” của mình. Với bà được nhìn thấy lũ trẻ được tự do vui chơi và trải nghiệm an toàn là niềm hạnh phúc lớn hơn cả. Bà Sáu thực thà chia sẻ: “Ngâm mình dưới nước lâu, tối về xương khớp đau nhức lắm nhưng rồi nghĩ đến tụi nhỏ thì mọi cơn đau đều tan biến, chỉ mong sao trời mau sáng để được ra sông dạy tụi nó biết bơi thôi”.
Lớp học của “cô giáo” Sáu cũng bắt đầu bằng những động tác khởi động vô cùng bài bản.
Tận tình chỉ dạy cho từng em nên chỉ từ 5-10 ngày là các học trò nhỏ của bà Sáu đã biết bơi.
Từ cái “hồ bơi” tạm bợ này, nhờ người giáo viên già kỳ lạ này mà tất cả trẻ sau khi “tốt nghiệp” lớp học bơi đều vượt qua kỳ sát hạch của trung tâm văn hóa thể thao huyện Tháp Mười và được cấp giấy chứng nhận.
Cứ thế gom góp lại hơn 15 năm qua bà Sáu đã giúp hơn 2000 học trò nhỏ biết bơi cũng là tầng đấy sinh linh bé nhỏ có cơ hội vượt qua lưỡi hái tử thần của tai nạn đuối nước. Ngoài khoản trợ cấp xăng của xã, bà chẳng lấy đồng nào của tụi nhỏ bởi gia cảnh của chúng cũng chẳng dư dả gì. Nhưng cái bà nhận được là tình yêu thương trong trẻo của lũ trẻ. Vừa lau nước mắt, bà vừa móm mém khoe: “Có bữa tụi nhỏ đi câu được con cá, đợi tới cuối buổi học mới dám mang ra nói tụi con tặng bà Sáu mang về kho ăn cơm. Thấy thương tụi nó lắm!”.
Sau mỗi giờ dạy bơi, bà Sáu lại tất tả quay về cuộc sống mưu sinh thường ngày: bán vé số, làm thuê cuốc mướn đổi từng bữa ăn qua ngày. Sống lủi thủi một mình nên mọi việc nặng nhọc lớn nhỏ trong nhà đều chỉ có mình bà lo liệu.
Trong căn nhà lụp xụp, loang lổ, bong tróc nứt nẻ khắp nơi, gia tài của bà là những tấm bằng khen.
Thế nhưng với người phụ nữ gần như vô sản ấy, thứ quý giá nhất chính là việc lũ trẻ biết bơi một cách đàng hoàng để có thể tự mình chống chọi với con nước xiết mỗi khi lũ về, để tự bảo vệ tính mạng bản thân khi chơi đùa cùng sóng nước. Hành trình “dạy bơi cho cá” của bà Sáu cứ âm thầm như thế và có lẽ vẫn sẽ tiếp tục cho đến khi sức tàn lực kiệt mới thôi.
Thế nhưng, người phụ nữ ấy, đằng đẵng 15 năm nay, cứ hè đến, ngày ngày kiên trì đi vận động rồi dạy trẻ con miền sông nước Đồng Tháp Mười học bơi. Việc làm có phần khác người ấy xuất phát từ cái tâm thật lòng của một người dân miền Tây, xót xa trước những cái chết thương tâm vì đuối nước của những đứa trẻ cùng quê còn quá non nớt. Bởi với bà, những đứa trẻ ấy giống như “những chú cá không biết bơi”, yêu thích được vẫy vùng trong làn nước mát thế nhưng lại không biết rằng có bao hiểm nguy rình rập xung quanh.
Bà là Trần Thị Kim Thia, tên thường gọi là bà Sáu, sống ở ấp 4, xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Bà cũng là 1 trong 3 phụ nữ đại diện Việt Nam lọt vào danh sách 100 phụ nữ tiêu biểu toàn cầu năm 2017 do hãng tin Anh BBC bình chọn.
Ngày nào cũng như ngày nào, trước khi lũ trẻ tới học, bà lại dầm mình dưới nước trước cả tiếng để gia cố lại “lớp học” của mình. Với bà được nhìn thấy lũ trẻ được tự do vui chơi và trải nghiệm an toàn là niềm hạnh phúc lớn hơn cả. Bà Sáu thực thà chia sẻ: “Ngâm mình dưới nước lâu, tối về xương khớp đau nhức lắm nhưng rồi nghĩ đến tụi nhỏ thì mọi cơn đau đều tan biến, chỉ mong sao trời mau sáng để được ra sông dạy tụi nó biết bơi thôi”.
Cứ thế gom góp lại hơn 15 năm qua bà Sáu đã giúp hơn 2000 học trò nhỏ biết bơi cũng là tầng đấy sinh linh bé nhỏ có cơ hội vượt qua lưỡi hái tử thần của tai nạn đuối nước. Ngoài khoản trợ cấp xăng của xã, bà chẳng lấy đồng nào của tụi nhỏ bởi gia cảnh của chúng cũng chẳng dư dả gì. Nhưng cái bà nhận được là tình yêu thương trong trẻo của lũ trẻ. Vừa lau nước mắt, bà vừa móm mém khoe: “Có bữa tụi nhỏ đi câu được con cá, đợi tới cuối buổi học mới dám mang ra nói tụi con tặng bà Sáu mang về kho ăn cơm. Thấy thương tụi nó lắm!”.
Thế nhưng với người phụ nữ gần như vô sản ấy, thứ quý giá nhất chính là việc lũ trẻ biết bơi một cách đàng hoàng để có thể tự mình chống chọi với con nước xiết mỗi khi lũ về, để tự bảo vệ tính mạng bản thân khi chơi đùa cùng sóng nước. Hành trình “dạy bơi cho cá” của bà Sáu cứ âm thầm như thế và có lẽ vẫn sẽ tiếp tục cho đến khi sức tàn lực kiệt mới thôi.