Trang chủ Tin Tức IPO công nghệ ở Trung Quốc sẽ ‘hút’ hàng chục tỉ USD

IPO công nghệ ở Trung Quốc sẽ ‘hút’ hàng chục tỉ USD

705
Theo Reuters, 300 tỉ nhân dân tệ, tương đương 47 tỉ USD, mà sáu quỹ nói trên đang tìm cách gọi vốn trong tuần tới vượt tổng số quỹ cổ phần được huy động ở Trung Quốc trong năm qua. Số tiền 47 tỉ USD sẽ được dùng để tài trợ cho các hãng công nghệ “cây nhà lá vườn” Trung Quốc, chẳng hạn như hãng sản xuất smartphone Xiaomi và hãng thương mại điện tử Alibaba, niêm yết ở Đại lục.

Sự ra mắt của sáu quỹ đầu tư tương hỗ, động thái mạnh mẽ nhất do chính phủ Trung Quốc thực hiện kể từ khi nhiều quỹ cứu trợ được mở trong đợt lao dốc thị trường chứng khoán năm 2015, có thể khiến thanh khoản thị trường giảm trong ngắn hạn. Điều này có thể khiến biến động lên cao.

tin liên quan

Xiaomi tiếp tục báo lỗ trước thềm IPO

Các quỹ được tung ra trong tháng mà thị trường vốn đã chuẩn bị tinh thần cho việc thanh khoản thắt chặt hơn vì ngân hàng trung ương đang kiểm tra bảng cân đối tài chính của các nhà băng, hãng Sinolink Securities cho hay. Hôm 11.6, chứng khoán Thượng Hải chạm mức thấp nhất trong 12 tháng.

Các nhà đầu tư cũng bất đồng trong quan điểm về các quỹ vì thời gian khóa ba năm được một số người xem là rủi ro. Thời gian này có thể dẫn đến tính thanh khoản thấp và nhiều thiệt hại tiềm tàng. Nhà đầu tư cá nhân Tony Zhao cho hay: “Việc niêm yết các hãng công nghệ lớn là câu chuyện rất hot lúc này, vì thế giá IPO có thể sẽ cao. Với thời gian khóa ba năm, các nhà đầu tư có nguy cơ thua lỗ nếu giá cổ phiếu hết bay, rớt về lại mặt đất trước khi họ có thể rút vốn, chốt lời”.

Các nhà đầu tư nhỏ lẻ và các nhà đầu tư tổ chức được chọn lọc có thể rót vốn vào sáu quỹ. Mỗi quỹ trong số này đang gọi vốn đến 50 tỉ nhân dân tệ để hỗ trợ nhiều hãng công nghệ niêm yết lên các sàn chứng khoán Đại lục.

Sáu quỹ này cũng sẽ tham gia vào các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) công nghệ với tư cách là nhà đầu tư nền tảng. Nhờ đó, các quỹ được quảng cáo là sản phẩm tốt cho nhà đầu tư nhỏ lẻ, những người đang có cơ hội đầu tư trước đây chỉ được dành cho các tổ chức. Sáu hãng quản lý quỹ được chính phủ chọn để khởi động các quỹ nói trên là China Southern, China AMC, E Fund, Harvest, China Universal và China Merchants Fund.

Xiaomi chỉ còn vài tuần nữa là trở thành công ty có trụ sở ở nước ngoài đầu tiên bán cổ phiếu ở Trung Quốc, trong khi nhiều hãng công nghệ khác giao dịch trên sàn chứng khoán Mỹ như Alibaba, JD.com và Baidu cũng đang lên kế hoạch niêm yết tại Đại lục. Sáu quỹ đầu tư sẽ gọi vốn từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ từ ngày 11.6 đến 15.6 trước khi nhận đăng ký từ các nhà đầu tư tổ chức từ ngày 19.6.