CEO Sundar Pichai của Google |
Theo báo cáo hồi đầu tháng vừa qua, việc Google muốn phát triển công cụ tìm kiếm được kiểm duyệt sẵn tại Trung Quốc đã nhận được sự phản ứng mạnh mẽ không chỉ từ các CEO của các trang mạng xã hội nước này mà còn từ chính nhân viên của công ty.
Tờ The New York Times đưa tin, khoảng 1.400 nhân viên của Google đã ký một lá thư phản đối những nỗ lực của công ty để có được phiên bản kiểm duyệt công cụ tìm kiếm của mình ở Trung Quốc.
Lá thư lưu hành nội bộ nhằm “đánh giá đạo đức” về các dự án của công ty, các đại biểu được chọn bởi các nhân viên và những người có tên gọi “ombudspeople” sẽ tham gia vào việc đánh giá. Trích đoạn trong nội dung chính của bức thư:
“Chúng tôi cần một sự minh bạch, một chỗ đứng, cũng như một cam kết rõ ràng hơn đối với các quy trình. Nhân viên của Google cũng phải biết mình đang làm việc cho điều gì”. Lá thư này được đặt ở chế độ “Yellow Code” – cấp độ cảnh báo chỉ sau “Red Mode” trong xếp hạng về độ nghiêm trọng trong nội bộ công ty.
Đây là thời điểm nhiều “biến cố” đang xảy ra tại Google
Vào năm 2010, Google đã rời khỏi Trung Quốc khi gặp phải trở ngại về kiểm duyệt tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, ngày 3/8 vừa qua, 2 trang The Intercept và The Information đã đưa tin rằng Google đang làm việc trên một ứng dụng tìm kiếm và một ứng dụng tin tức bị kiểm duyệt để có thể đưa nền tảng tìm kiếm này trở lại Trung Quốc. Tuy tin tức này đã được báo cáo vào đầu năm ngoái nhưng công ty vẫn tiếp tục im lặng và bí mật làm việc.
Loại ứng dụng kiểm duyệt này được coi là vi phạm nhân quyền khi mà đồng sáng lập Sergey Brin của Google nói rằng lý do của việc rời đi trước đây là để phản đối “sức mạnh của chủ nghĩa độc tài” ở Trung Quốc. Thế nhưng, công ty vẫn bỏ ngỏ một lý do cho việc quay lại lần này là gì?
Trên thực tế Google vẫn âm thầm triển khai việc quay lại thị trường Trung Quốc mà không có bất cứ lời giải thích nào đối với những yêu cầu từ phía nhân viên đến 2 nhà lãnh đạo. Chính điều này gây ra những phản ứng mạnh mẽ trong nội bộ, một số tin tức rò rỉ cho rằng Google đã cung cấp các công cụ về AI cho quân đội.
Vào năm ngoái Google từng gặp một rắc rối tương tự với tin đồn công ty giúp Lầu Năm Góc của Mỹ phân tích video lái xe bằng cách sử dụng AI. Hơn 4.000 nhân viên đã ký một bức thư gửi CEO Sundar Pichai yêu cầu không được chế tạo vũ khí có sự hỗ trợ của AI. Về nguyên tắc không bao giờ được phép chế tạo ra vũ khí AI hoặc sử dụng AI để gây hại.
Quay trở lại thời điểm hiện tại thứ 5 vừa qua, người phát ngôn của Google cho biết các nhà lãnh đạo chưa lên tiếng bởi họ đang trong kỳ nghỉ hè – một lý do không thuyết phục được tất cả nhân viên đã ký tên vào lá thư.