2018: Năm bùng nổ của “tai thỏ”
Theo dự báo của Counterpoint, sẽ có khoảng 300 triệu chiếc điện thoại thông minh, tương đương với 19% trên tổng số những chiếc điện thoại được bán ra sẽ có màn hình “tai thỏ” trong năm 2018 này.
Trong đó những dòng điện thoại Android chiếm khoảng 55% trên tổng số máy bán ra và phần còn lại thuộc về Apple. Như vậy nhà “Táo khuyết” sẽ dẫn đầu trong phân khúc này với việc chiếm đến 45% lượng máy. Ngoài ra các hãng như Huawei, OPPO, Vivo và Xiaomi có khả năng đạt được 100 triệu máy sở hữu “tai thỏ” được bán ra trong năm nay.
Hầu hết các nhà sản xuất sẽ ưu tiên áp dụng xu hướng màn hình này cho các mẫu flagship. Tuy nhiên, việc sử dụng màn hình “tai thỏ” trong mức giá từ 200 USD trở lên cũng sẽ dần được hiện thực hóa.
Tại sao lại sử dụng màn hình “tai thỏ”?

 

Theo Counterpoint, mỗi hãng đều có lý do riêng. Đối với Apple, đó là kết quả của một quá trình phức tạp, chuyển sang một màn hình tràn viền nghĩa là phải từ bỏ nút Home có cảm biến vân tay. Apple cảm thấy cảm biến vân tay dưới màn hình vẫn chưa đủ tốt, vì vậy họ đã sử dụng Face ID làm phương án thay thế. Và nhét Face ID vào đâu đây? Hẳn bạn đã có câu trả lời.
Đối với các nhà sản xuất khác, việc sử dụng “tai thỏ” cũng một phần để tối đa hoá khu vực hiển thị, nhưng vẫn thiếu sáng tạo qua việc sắp xếp các thành phần quan trọng ở phía dưới màn hình.
Đối với nhiều hãng khi ra mắt smartphone ở phân khúc giá rẻ, họ cố gắng đi theo xu hướng mà Apple mở đường để phục vụ cho đối tượng khách hàng trong phân khúc này. Điều này đã tạo nên sự xuất hiện của những chiếc điện thoại thông minh với màn hình “tai thỏ” trong tầm giá dễ chịu. 

 

Các ông lớn cùa Trung Quốc cũng không muốn đứng ngoài cuộc nên cũng đi theo xu hướng màn hình “tai thỏ”. Tuy nhiên, các nhà sản xuất như Huawei đã đi xa hơn một bước là cung cấp cho người dùng tuỳ chọn ẩn đi “tai thỏ” nếu ta thấy khó chịu.Ngoài ra, có khả năng là các nhà sản xuất màn hình bắt tay nhau cùng phát triển một số dòng màn hình mới có “tai thỏ” đồng thời  bắt tay “ép buộc” các nhà sản xuất điện thoại phải sử dụng.
Đến thời điểm hiện tại, các nhà sản xuất smartphone không có nhiều sự lựa chọn màn hình vì lý do công nghệ chưa cho phép các nhà phát triển nhét loa thoại và các cảm biến ẩn dưới màn hình. Vẫn có giải pháp để tối ưu phần là sử dụng màn hình hiển thị chính nó như một chiếc loa thông qua công nghệ truyền dẫn âm thanh qua xương giống như kính Google Glass từng làm, tuy nhiên hiệu suất thường khá kém. Tương tự như vậy, các cảm biến đều có thể đặt dưới kính, nhưng giải pháp này không khả quan vì giá thành khá cao.

Smartphone VIVO APEX với màn hình “tai thỏ” và camera trước ẩn sau màn hình.

Công nghệ màn hình chưa đạt đến mức hiển thị 100% vì một nguyên nhân nữa đó chính là Camera trước. Các nhà sản xuất đã tiếp cận nhiều cách khác nhau để ẩn camera trước nhằm nỗ lực để đạt được một màn hình nhỏ gọn thực sự. Ví dụ như VIVO đã làm với chiếc smartphone APEX của họ, tuy nhiên giải pháp này vẫn chưa thực sự tốt vì sẽ làm điện thoại dày hơn. Hoặc Xiaomi đã đưa camera trước xuống bên dưới như chiếc Mi Mix 2 gần đây.
Smartphone với màn hình hiển thị “tai thỏ” nổi lên bởi Apple dẫn đến các nhà sản xuất thiết bị Android phải chạy theo dẫn đến người dùng không có quá nhiều sự lựa chọn… Hy vọng Android sẽ tạo ra những bước đột phá mới, những cuộc cách mạng nhằm mang lại cảm hứng cho người dùng trong thời điểm mà mọi thứ đang đi đến sự bão hòa.

 

Google cũng vậy, gần đây đã công bố bản xem trước dành cho nhà phát triển Android P, nó mang lại rất nhiều hỗ trợ mới nhằm tạo ra nhiều ứng dụng sáng tạo cho thị trường đại chúng, điều đó có nghĩa rằng những ứng dụng này  sẽ phải được áp dụng trong các thiết bị Android One và Android Go nhằm tiếp cận đến thị trường điện thoại thông minh giá rẻ trong tương lai gần.
Công nghệ smartphone đang tiệm cận sự bão hòa, và người dùng tại các khu vực nông thôn đang tăng lên theo cấp số nhân. Hướng đi của các nhà sản xuất sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhằm tạo ra chiếc điện thoại đủ thông minh nhưng giá thành phải rẻ. Chúng ta hãy chờ đợi xem họ sẽ làm gì để thõa mãn tất cả người tiêu dùng trong thời đại thế giới phẳng này.

 

 

Anh Phúc (Theo Counterpoint)