1. Steve Ballmer – Cựu CEO Microsoft:
“iPhone sẽ không có cơ hội phát triển và chiếm lĩnh thị trường đâu. Không một phần trăm nào luôn.”
Steve Ballmer – cựu CEO cảu Microsoft.
Steve Ballmer là truyền nhân nối dõi lãnh đạo Microsoft sau khi Bill Gates nghỉ hưu và nhường ghế lại vào năm 2000. Dù là bạn học cũ của chính Bill Gates và cũng làm nhân viên cấp cao trung thành từ năm 1980, nhưng bấy nhiêu kinh nghiệm đó vẫn chưa đủ để Ballmer tự vực dậy mảng phần cứng liên quan đến smartphone của Microsoft, kể cả đến năm 2014 khi CEO Satya Nadella đương đại lên thay cũng không thể tạo ra sự khác biệt cho Windows Phone. Rốt cuộc, Microsoft mới chỉ dám vỗ ngực tự hào lớn nhất ở mảng lập trình, phần mềm với đại diện Windows đình đám, chứ smartphone thì chưa chắc đã “có cửa”. Được biết, Richard Sprague – cựu giám đốc cấp cao của Microsoft cũng từng phát biểu với lời nói tương tự: “Tôi không cho rằng iPhone sẽ thu hút được sự chú ý lớn từ khách hàng và người dùng. Ai mà lại muốn sở hữu mấy thứ trông như thế này cơ chứ – trừ khi đấy là tôn giáo của họ thì chắc mới có người tin và mua chúng.” Thậm chí, để kỷ niệm ngày ra đời của Windows Phone, họ còn coi đó là ngày tàn của iPhone và tổ chức một lễ tang chế giễu ở ngay trụ sở công ty mình vào năm 2010.
“Lễ tang iPhone” mà Microsoft cất công chuẩn bị để trêu Apple.
2. Jon Rubinstein – Cựu quản lý cấp cao của Apple:
“Có bao giờ bạn nghe đến việc một cái lò nướng bánh lại biết tự pha cafe chưa? Đúng đấy, không bao giờ có chuyện đó, và cũng không bao giờ có khả năng một thiết bị gộp nhiều chức năng như cách họ nói về iPhone như vậy lại thành công được cả. Nó cần xác định nhiệm vụ chính của mình là gì.”
Rubinstein đứng cạnh Steve Jobs.
Tại sao Rubinstein là một nhân viên của Apple nhưng lại quay lưng nói những điều không hay về công ty của mình như vậy? Thì ra thời điểm trước khi iPhone ra đời, ông đã rời công ty và trở thành CEO của Palm, một thương hiệu rất nổi tiếng thời trước, chuyên sản xuất các thiết bị điện tử cá nhân, điển hình là những loại máy nhắn tin cầm tay, thậm chí cả Treo 600 – một trong những chiếc smartphone có mặt sớm nhất trong làng di động.Năm 2005, Rubinstein kết thúc công việc kéo dài chỉ 6 tháng tại Apple và chuyển sang lãnh đạo Palm, sau đó công khai pahst biểu lời nói trên. Kết quả vài năm sau đó khi iPhone chính thức ra mắt: Mảng thiết bị di động của Palm dần bị đè bẹp bởi doanh số từ iPhone, đến nỗi bị HP mua lại toàn công ty.
3. Olli-Pekka Kallasvuo – Cựu CEO Nokia:
“Tôi không nghĩ là những gì Apple đã và đang làm lại có khả năng de dọa vị thế, định hướng hay đường lối kinh doanh của Nokia.”
Olli-Pekka Kallasvuo – Cựu CEO của Nokia thời bấy giờ.
Không chỉ có vậy, Anssi Vanjoki – cựu giám đốc chiến lược của Nokia trước đây cũng có chung quan điểm: “Apple có thể thu hút nhiều sự chú ý với dòng máy tính Mac, nhưng tát cả những gì họ làm được vẫn chỉ là tạm thời mà thôi, không thể nào phổ biến ra rộng rãi được. Kết cục đó cũng sẽ xảy ra tương tự với việc họ bước chân vào công nghệ smartphone.”Vậy thời thế hiện tại ra sao, chắc chẳng cần bàn cãi thêm nữa. Nokia đã đánh mất ngôi vương quyền lực của mình kể từ khi con át chủ bài mang tên smartphone lên ngôi, thay thế nhận thức và sở thích về những chiếc điện thoại cơ bản truyền thống. Dù Nokia hiện tại đang có thêm dấu hiệu cạnh tranh tích cực và khởi sắc trở lại, nhưng vẫn chưa thể tạo ra một khác biệt nhỏ nào lên thị trường, chưa nói tới đáng kể và đủ tầm so sánh với Apple.
4. Ed Zander – Cựu CEO Motorola:
“Làm cách nào mà họ có thể đối phó với sự cạnh tranh của chúng tôi cơ chứ?” – Zander giễu cợt khi được hỏi về những dự định của mình về sự có mặt của iPhone trong tương lai.
Ed Zander – cựu CEO của Motorola.
Được biết, trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án thiết kế nên iPhone, Apple cũng đã có lần thử hợp tác với Motorola để giới thiệu Rokr – một chiếc điện thoại di động “lai tạp’, mang cả những chức năng phổ biến thông thường và tích hợp trình thao tác đa phương tiện từ iPod. Ban đầu, CEO Steve Jobs của Apple chưa hẳn đã sốt sắng với ý định làm ra iPhone, nhưng từ khi nhận thấy sự thất bại thảm hại khi thử đem sự có mặt của iPod lên một loại hình mới, ông đã dần thay đổi ý định và dốc toàn lực tạo ra chiếc iPhone 2G đầu tiên. Có lẽ chính Motorola cũng đã giúp đỡ Apple có được thành công ngày hôm nay chứ nhỉ?Vậy Apple đã làm gì để cho những lãnh đạo của đối thủ thấy bản lĩnh của mình? Chẳng cần to tiếng phản bác làm gì hết, chỉ tính đến năm 2016, con số thống kê tổng iPhone bán ra trong lịch sử của họ đạt 1 tỷ máy là quá đủ để khiến mọi anti-fan im bặt trước khi có ý định chế giếu rồi.