Mỗi năm, khoảng 1.200 người đáp lại tiếng gọi hoang dã của đỉnh Everest trong suốt mùa leo núi bắt đầu từ tháng 5. Họ lao vào cuộc phiêu lưu đầy thách thức mà nhiều người trong số đó không thể hoàn thành. Một số người thậm chí không sống sót.
Dễ hiểu rằng họ có hàng tỷ thứ cần lo lắng khi bước vào chuyến du hành mạo hiểm có thể được đánh đổi bằng cả sinh mạng. Họ có lẽ không có tâm trí để hỏi rằng: Ai sẽ dọn dẹp lượng phân mà họ để lại?
14 tấn phân người
Theo The Washington Post, trong 2 tháng hành trình chinh phục đỉnh Everest, một người leo núi thông thường sẽ “sản xuất” ra khoảng 27 kg chất thải. Mùa leo núi năm nay, những porters (người khuân vác) làm việc trên đỉnh núi đã khuân 14 tấn chất thải từ trạm nghỉ chân và các vị trí khác. Lượng chất thải này được chôn xuống hố gần Gorak Shep, một hồ băng gần một ngôi làng ở độ cao 5,1 km so với mực nước biển.
Một biển chỉ dẫn nơi để chất thải trên đỉnh Everest. Ảnh: Mount Everest Biogas Project (MEBP).
Nếu không được xử lý đúng cách, lượng chất thải này sẽ làm ô nhiễm một trong bảy kì quan của nhân loại trong hàng năm trời. Như Grayson Schaffer, biên tập tạp chí Outsider viết trên trang Quan điểm của Washington Post năm 2012: “Đỉnh núi đã trở thành một quả bom hẹn giờ bằng phân, và chúng đang lăn dần xuống trạm nghỉ chân”.
Gary Porter nhận ra vấn đề ấy. Ông là một kĩ sư đã về hưu, người đã leo đến hơn 6 km lên Everest năm 2003 và buộc phải quay lại vì gió quá mạnh. Ông đã dành một phần đáng kể của thời gian nghỉ hưu của mình nghĩ về ngọn núi cao nhất thế giới. Và cách để làm sạch nó.
Everest là mục tiêu cả đời của một người leo núi. Ảnh: Shutterstock.
Everest là mơ ước cả đời của mọi người leo núi. Khi quay về từ đỉnh núi và vẫn đang chìm đắm trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, có điều gì đó khiến cho niềm vui của bạn không trọn vẹn…Đó là sự thật rằng bạn đã làm ô uế ngọn núi. Porter nói với Washington Post: “Tôi cứ mãi nghĩ rằng Everest xứng đáng với những điều tốt hơn là 14 tấn phân, và đó là trách nhiệm của tôi, vì tôi là một người leo núi và không thể quay đi rồi bảo rằng chất thải của tôi không bốc mùi”.
Ông lão quyết tâm xử lý bom phân
Porter gọi quả bom phân trên đỉnh Everest là một thảm hoạ môi trường. Giải pháp của ông lại rất đơn giản: Dùng một hệ thống phân hủy biogas để chuyển hoá chất thải thành thứ gì đó hữu dụng hơn. Hệ thống này sẽ tạo ra phân bón và khí mê tan, một nguồn năng lượng tái tạo có thể dùng để nấu ăn và thắp sáng.
Đỉnh núi cao nhất thế giới đang trở thành một bãi rác khổng lồ. Ảnh: AP
Whole Foods dùng một hệ thống tương tự để giảm lượng thức ăn thừa. Trên thực tế, hệ thống phân huỷ mà Porter muốn xây dựng không khác mấy với những thiết bị bán trên mạng: Một bể chứa lớn có thể giữ nước, chất thải người và vi khuẩn yếm khí sẽ tạo thành phân bón và khí mê tan.
Tuy nhiên, có một trở ngại lớn như chính ngọn núi. Vi khuẩn sẽ không làm việc trong nhiệt độ thấp. Và trong nhiều phần của đỉnh Everest, nhiệt độ quanh năm ở mức dưới 0 độ C.
Porter, kĩ sư hơn 34 năm kinh nghiệm của hãng máy bay Boeing, đã tìm ra một thử thách để giải quyết ở tuổi về hưu: Làm thế nào để giữ hệ thống phân huỷ ở nhiệt độ tối ưu mà chỉ sử dụng những vật liệu đơn giản có thể tìm được tại địa phương.
Câu trả lời của ông là một sự kết hợp giữa hệ thống xử lý chất thải với một nhiệt kế khổng lồ – một hệ thống phân huỷ chôn dưới lòng đất và được bao quanh bởi vật liệu cách nhiệt. Ở phía trên đầu, là một mái che giữ nhiệt độ ở mức 20 độ C.
Các tấm pin mặt trời sẽ được dùng để chuyển nhiệt vào trong hệ thống. Vào buổi tối, hệ thống sẽ được giữ ấm bằng pin năng lượng. Nó được thiết kế để có thể vận hành một cách đơn giản. Nếu hệ thống quá khó để vận hành, hoặc các phần vật dụng cần phải được mua khắp thế giới thì nó sẽ không kéo dài. Và mục tiêu là chuyển thiết bị này sang cho chính quyền Nepal, người sẽ vận hành nó.
Dự án của Porter tên là Mount Everest Biogas Project, đã được chính quyền cho phép để xây dựng, cùng với sự ủng hộ của hàng chục nhà leo núi muốn chinh phục đỉnh Everest chứ không phá hoại nó.
Gary Porter, đồng sáng lập và quản lý dự án Mount Everest Biogas Project. Ảnh: MEBP.
Porter nhớ rõ một khoảnh khắc đặc biệt của dự án: một nhà nghiên cứu của Đại học Kathmandu bật công tắc của chiếc máy lắp đặt thử và một ngọn lửa xanh phụt ra cùng với khí mê tan. Đó là những luồng khí đầu tiên được tạo ra từ phân của các nhà leo núi.
Ông hy vọng thiết kế này sẽ trở thành một hình mẫu để xây dựng các dự án tương tự tại các đỉnh núi khác. Nhóm của ông đang gây quỹ, ước tính cần khoảng nửa triệu USD để lắp đặt một hệ thống phân huỷ như vậy tại Everest. Họ có thể bắt đầu ngay khi việc gây quỹ hoàn thành.
Gary Porter xem việc phát triển hệ thống xử lý chất thải này như một phần trách nhiệm của mình để chăm sóc ngọn núi cao 8834m. Ông nói, ngọn núi khiến ông trở thành một người tốt hơn.
“Tôi dành nhiều năm để luyện tập, thu thập kinh nghiệm, rèn luyện tự tin để có thể đặt chân đến Everest”, Porter nói, “Nhưng đó không phải là ngọn núi của tôi. Tôi chỉ ở đó tạm thời thôi. Và khi rời đi, tôi nên giữ cho nó sạch như khi tôi vừa đến”.
Theo Zing/Washington Post
Dễ hiểu rằng họ có hàng tỷ thứ cần lo lắng khi bước vào chuyến du hành mạo hiểm có thể được đánh đổi bằng cả sinh mạng. Họ có lẽ không có tâm trí để hỏi rằng: Ai sẽ dọn dẹp lượng phân mà họ để lại?
14 tấn phân người
Theo The Washington Post, trong 2 tháng hành trình chinh phục đỉnh Everest, một người leo núi thông thường sẽ “sản xuất” ra khoảng 27 kg chất thải. Mùa leo núi năm nay, những porters (người khuân vác) làm việc trên đỉnh núi đã khuân 14 tấn chất thải từ trạm nghỉ chân và các vị trí khác. Lượng chất thải này được chôn xuống hố gần Gorak Shep, một hồ băng gần một ngôi làng ở độ cao 5,1 km so với mực nước biển.
Một biển chỉ dẫn nơi để chất thải trên đỉnh Everest. Ảnh: Mount Everest Biogas Project (MEBP).
Nếu không được xử lý đúng cách, lượng chất thải này sẽ làm ô nhiễm một trong bảy kì quan của nhân loại trong hàng năm trời. Như Grayson Schaffer, biên tập tạp chí Outsider viết trên trang Quan điểm của Washington Post năm 2012: “Đỉnh núi đã trở thành một quả bom hẹn giờ bằng phân, và chúng đang lăn dần xuống trạm nghỉ chân”.
Gary Porter nhận ra vấn đề ấy. Ông là một kĩ sư đã về hưu, người đã leo đến hơn 6 km lên Everest năm 2003 và buộc phải quay lại vì gió quá mạnh. Ông đã dành một phần đáng kể của thời gian nghỉ hưu của mình nghĩ về ngọn núi cao nhất thế giới. Và cách để làm sạch nó.
Everest là mục tiêu cả đời của một người leo núi. Ảnh: Shutterstock.
Everest là mơ ước cả đời của mọi người leo núi. Khi quay về từ đỉnh núi và vẫn đang chìm đắm trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, có điều gì đó khiến cho niềm vui của bạn không trọn vẹn…Đó là sự thật rằng bạn đã làm ô uế ngọn núi. Porter nói với Washington Post: “Tôi cứ mãi nghĩ rằng Everest xứng đáng với những điều tốt hơn là 14 tấn phân, và đó là trách nhiệm của tôi, vì tôi là một người leo núi và không thể quay đi rồi bảo rằng chất thải của tôi không bốc mùi”.
Ông lão quyết tâm xử lý bom phân
Porter gọi quả bom phân trên đỉnh Everest là một thảm hoạ môi trường. Giải pháp của ông lại rất đơn giản: Dùng một hệ thống phân hủy biogas để chuyển hoá chất thải thành thứ gì đó hữu dụng hơn. Hệ thống này sẽ tạo ra phân bón và khí mê tan, một nguồn năng lượng tái tạo có thể dùng để nấu ăn và thắp sáng.
Đỉnh núi cao nhất thế giới đang trở thành một bãi rác khổng lồ. Ảnh: AP
Whole Foods dùng một hệ thống tương tự để giảm lượng thức ăn thừa. Trên thực tế, hệ thống phân huỷ mà Porter muốn xây dựng không khác mấy với những thiết bị bán trên mạng: Một bể chứa lớn có thể giữ nước, chất thải người và vi khuẩn yếm khí sẽ tạo thành phân bón và khí mê tan.
Tuy nhiên, có một trở ngại lớn như chính ngọn núi. Vi khuẩn sẽ không làm việc trong nhiệt độ thấp. Và trong nhiều phần của đỉnh Everest, nhiệt độ quanh năm ở mức dưới 0 độ C.
Porter, kĩ sư hơn 34 năm kinh nghiệm của hãng máy bay Boeing, đã tìm ra một thử thách để giải quyết ở tuổi về hưu: Làm thế nào để giữ hệ thống phân huỷ ở nhiệt độ tối ưu mà chỉ sử dụng những vật liệu đơn giản có thể tìm được tại địa phương.
Câu trả lời của ông là một sự kết hợp giữa hệ thống xử lý chất thải với một nhiệt kế khổng lồ – một hệ thống phân huỷ chôn dưới lòng đất và được bao quanh bởi vật liệu cách nhiệt. Ở phía trên đầu, là một mái che giữ nhiệt độ ở mức 20 độ C.
Các tấm pin mặt trời sẽ được dùng để chuyển nhiệt vào trong hệ thống. Vào buổi tối, hệ thống sẽ được giữ ấm bằng pin năng lượng. Nó được thiết kế để có thể vận hành một cách đơn giản. Nếu hệ thống quá khó để vận hành, hoặc các phần vật dụng cần phải được mua khắp thế giới thì nó sẽ không kéo dài. Và mục tiêu là chuyển thiết bị này sang cho chính quyền Nepal, người sẽ vận hành nó.
Dự án của Porter tên là Mount Everest Biogas Project, đã được chính quyền cho phép để xây dựng, cùng với sự ủng hộ của hàng chục nhà leo núi muốn chinh phục đỉnh Everest chứ không phá hoại nó.
Gary Porter, đồng sáng lập và quản lý dự án Mount Everest Biogas Project. Ảnh: MEBP.
Porter nhớ rõ một khoảnh khắc đặc biệt của dự án: một nhà nghiên cứu của Đại học Kathmandu bật công tắc của chiếc máy lắp đặt thử và một ngọn lửa xanh phụt ra cùng với khí mê tan. Đó là những luồng khí đầu tiên được tạo ra từ phân của các nhà leo núi.
Ông hy vọng thiết kế này sẽ trở thành một hình mẫu để xây dựng các dự án tương tự tại các đỉnh núi khác. Nhóm của ông đang gây quỹ, ước tính cần khoảng nửa triệu USD để lắp đặt một hệ thống phân huỷ như vậy tại Everest. Họ có thể bắt đầu ngay khi việc gây quỹ hoàn thành.
Gary Porter xem việc phát triển hệ thống xử lý chất thải này như một phần trách nhiệm của mình để chăm sóc ngọn núi cao 8834m. Ông nói, ngọn núi khiến ông trở thành một người tốt hơn.
“Tôi dành nhiều năm để luyện tập, thu thập kinh nghiệm, rèn luyện tự tin để có thể đặt chân đến Everest”, Porter nói, “Nhưng đó không phải là ngọn núi của tôi. Tôi chỉ ở đó tạm thời thôi. Và khi rời đi, tôi nên giữ cho nó sạch như khi tôi vừa đến”.
Theo Zing/Washington Post