Thách thức về rủi ro trong An ninh mạng
Đầu 2018, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thông báo về cuộc tấn công của mã độc tống tiền mang tên GandCrab, trong đó Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng. Khi bị mã độc này khóa dữ liệu trên máy, người dùng buộc phải trả tiền chuộc từ 400 đến 1.000 USD (khoảng 9 đến 23 triệu đồng). Không ít người dùng Internet đã bỗng dưng trở thành nạn nhân của vụ tống tiền này.
Hình ảnh mô phỏng sự ghê gớm của mã độc GandCrap.
Các loại mã độc tương tự như GandCrap xuất hiện với tần số ngày một nhiều, gây khó khăn cho người dùng. Những cuộc tấn công mạng thường diễn ra bằng cách xâm nhập vào hệ thống mạng máy tính, cơ sở dữ liệu, hạ tầng mạng, website và thiết bị của cá nhân hoặc tổ chức.
Báo cáo của BKAV về tình hình an ninh mạng năm 2017 chỉ ra, các nước có nền kinh tế khổng lồ như Mỹ, Trung Quốc, Nhật và Đức là mảnh đất màu mỡ để tội phạm mạng. Nhóm các quốc gia này tổn thất khoảng 200 tỷ USD mỗi năm vì bị tấn công mạng.
Cũng theo báo cáo trên tại Việt Nam năm 2017, thiệt hại do virus gây ra đã lên tới 540 triệu USD (tương đương 12.300 tỷ đồng) và có chiều hướng tăng mạnh hơn so với các năm trước. Đặc biệt, tội phạm mạng tăng cường tấn công trên các thiết bị IoT (kết nối Internet vạn vật), công nghệ sinh trắc học, tin tức truyền thông… bằng hàng loạt virus, mã độc nguy hại.
Báo cáo tình hình anh ninh mạng năm 2017 từ Akamai (Mỹ).
Dự đoán trong năm 2018, Việt Nam sẽ tiếp tục hứng chịu các cuộc tấn công phát tán mã độc nhằm thu lợi bất chính như mã độc mã hóa tống tiền ransomware, mã độc đào tiền ảo…
Xu hướng phát triển của công nghệ cũng như mức độ chuyên nghiệp của tội phạm mạng đang khiến cho tình hình an ninh trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.
Thách thức với nguồn nhân lực An ninh mạng
Với thực trạng hiện nay các quốc gia nói chung và doanh nghiệp nói riêng bắt buộc phải chú trọng đầu tư nguồn nhân lực cho lĩnh vực an ninh mạng.
Trong phiên chất vấn trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV về các vấn đề liên quan tới công tác quản lý an toàn thông tin trên mạng; phương tiện thông tin điện tử diễn ra chiều 18/04/2017, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Trương Minh Tuấn cho biết: “Nguồn nhân lực được đào tạo chuyên ngành về an toàn thông tin, nhất là các chuyên gia giỏi, có năng lực chuyên sâu rất mỏng. Đặc biệt, cơ quan Nhà nước gặp khó khăn trong thu hút chuyên gia giỏi. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật còn thiếu, nguồn lực đầu tư hạn chế”. Như vậy có thể thấy, nguồn nhân lực an ninh mạng của nước ta chưa đáp ứng cả số lượng và chất lượng.
Đón đầu xu thế, Tập đoàn FPT liên kết với Jetking – Học viện chuyên đào tạo Phần cứng và Mạng hàng đầu của Ấn Độ với 65 năm kinh nghiệm, triển khai chương trình đào tạo Kỹ sư an ninh mạng FPT Jetking. Đến nay, FPT Jetking là trường đầu tiên và duy nhất đào tạo chuyên sâu ngành Kỹ sư An ninh mạng tại Việt Nam.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, do đó sinh viên học ngành Kỹ sư An ninh mạng sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Những vị trí mà các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước luôn không ngừng “khát” nhân sự chất lượng cao đó là: chuyên viên kỹ thuật phần cứng và mạng; IT doanh nghiệp, quản trị hạ tầng an ninh mạng, giám sát bảo mật hệ thống mạng, thiết kế và thi công hệ thống mạng doanh nghiệphuyên viên cao cấp về hạ tầng ICT doanh nghiệp…
Chương trình đào tạo chuyên sâu Kỹ sư An ninh mạng Quốc tế của FPT Jetking tự hào giúp sinh viên dễ dàng đảm nhiệm các vị trí này sau khi tốt nghiệp.
Các cường quốc kinh tế dù đã dành nhiều nguồn lực để giảm thiểu rủi ro, nhưng vẫn chịu thiệt hại nặng nề bởi các cuộc tấn công của tội phạm mạng. An ninh mạng trong tương lai vì thế sẽ là một ngành nghề đầy triển vọng.
Sinh viên ngành Kỹ sư An ninh mạng FPT Jetking thực hành trong lớp học
Năm nay, FPT Jetking tiếp tục tuyển sinh trên cả nước với chuyên ngành Kỹ sư an ninh mạng Quốc tế. Để tiếp cận chương trình đào tạo chuyên sâu và duy nhất này tại Việt Nam, các bạn trẻ yêu CNTT, mong muốn đủ khả năng tự bảo mật cho mình, hoặc ấp ủ ước mơ trở thành nhà quản trị an ninh mạng thế hệ mới, có thể tìm hiểu thông tin tại đây.
Mai Thương