Phần mềm theo dõi rối loạn chuyển động trên Apple Watch sẽ giúp cho các nghiên cứu này dễ dàng hơn vì các thuật toán đã được thiết kế để báo cáo riêng các dữ liệu run rẩy do bệnh lý, tách biệt hoàn toàn với những vận động thông thường.
Chỉ tính riêng tại Mỹ, khoảng 60.000 người mỗi năm được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson và ước tính con số này là hơn 10 triệu người trên toàn cầu. Tuy nhiên không phải tất cả những bệnh nhân này đều có thể mua hoặc sử dụng một chiếc Apple Watch, vì vậy Apple cũng đang bắt đầu làm việc với các công ty bảo hiểm y tế như Aetna để tìm cách trợ cấp chi phí.
Apple đã tung ra phần mềm ResearchKit vào năm 2015 để mở ra cơ hội cho các chuyên gia y khoa triển khai các nghiên cứu. Những người bị bệnh chỉ đi khám bác sĩ sau mỗi ba đến sáu tháng nhưng với sự phát triển các thiết bị di động, họ có thể sử dụng chúng để nghiên cứu mỗi ngày.
Apple hiện không phải là công ty công nghệ duy nhất tìm thấy cơ hôi trong các phần cứng giúp người bị rối loạn vận động. Verily, bộ phận nghiên cứu của Alphabet, cũng đã bán ra sản phẩm muỗng nĩa Liftware có công dụng ổn định các chấn động và rung lắc để tránh đổ thức ăn.