Không chỉ trong những văn tự cổ và truyện truyền thuyết, rất nhiều người thực sự sở hữu con mắt thứ ba và còn vận dụng được thành thục con mắt này.
Trong phần 1, chúng ta đã xem xét hai trường hợp sở hữu con mắt thứ ba thời hiện đại Tiếp sau đây, chúng ta sẽ điểm qua hai trường hợp khác được ghi nhận trong lịch sử, sau đó xem qua biểu tượng ẩn dụ phổ biến của con mắt thứ ba – quả thông – trong văn hóa tín ngưỡng các khu vực trên toàn cầu.
Thần y nhìn tướng bắt bệnh
Trong giới y học, ít ai không biết đến một trong “Tứ đại Thần y” của Trung Hoa – Biển Thước. Ông sinh vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, khoảng 500 trước Công nguyên. Sử sách có ghi chép rất nhiều về vị thần y này, ông có khả năng nhìn thấu thân người, nói rõ căn nguyên của bệnh tật.
Ảnh: abz-nord.de
Sử Ký Tư Mã Thiên có ghi:
Một hôm Biển Thước sang nước Tề gặp Tề Hoàn công. Ông vừa nhìn thấy vua Tề, bèn tâu:
“Quân hầu, trong da và chân lông ngài đã có gốc bệnh, nếu không kịp thời chữa trị, bệnh sẽ nặng thêm”.
Tề Hoàn công thờ ơ đáp:
“Ta cảm thấy trong người rất khỏe, chẳng có bệnh tật gì cả”.
Biển Thước lui ra, sau đó năm ngày lại vào yết kiến, vừa nhìn thấy vua Tề rồi lại khẳng định một lần nữa với ông:
“Bệnh của ngài đã vào đến nội tạng rồi, phải chữa ngay đi”.
Hoàn công tỏ vẻ khó chịu, không trả lời. Sau khi Biển Thước đi khỏi, ông mới bảo với mọi người:
“Thầy thuốc chỉ khéo vẽ vời, hù dọa người ta. Ta chẳng có bệnh gì mà ông ta dám bảo là bệnh nặng. Thật vớ vẩn!”.
Năm ngày sau nữa, Biển Thước lại vào yết kiến, chỉ mới nhìn mặt vua Tề, đã quay bước, bỏ đi thẳng. Hoàn công sai người chạy theo hỏi, Biển Thước nói:
“Bệnh ở da, thịt thì còn xoa thuốc được, bệnh ở huyết mạch thì còn tiêm thuốc được, nay bệnh đã vào đến xương tủy rồi thì trời cũng không cứu được nữa, bởi vậy tôi mới bỏ đi”.
Mấy ngày sau quả nhiên Hoàn công phát bệnh. Ông vội cho người đi tìm Biển Thước, nhưng vị Thần y đã đi sang nước Tần rồi. Bệnh Hoàn công ngày càng trở nặng, chẳng bao lâu vị bá chủ chư hầu này tạ thế.
(trích Sử Ký Tư Mã Thiên)
Đây chỉ là một trong nhiều sự tích về vị danh y này. Trong nhiều trường hợp, Biển Thước đã dùng con mắt thứ ba nhìn xuyên thấu cơ thể bệnh nhân, chẩn đoán và điều trị cho họ.
Thần y nói rõ nguyên nhân cái chết của Tào Tháo
Vị danh y cạo xương cho Quan Vũ, chẩn đoán khối u trong não Tào Tháo – Hoa Đà, sinh vào thời Tam Quốc, ông được ghi nhận là bậc thầy về phẫu thuật, là người sử dụng thuốc gây mê đầu tiên trên thế giới. Ngoài ra, ông còn sở hữu năng lực “thiên nhãn”, được người đương thời tôn là “Thần y”.
Theo sử sách, Hoa Đà đã nhìn thấy một khối u trong não Tào Tháo và khuyên Tào Tháo mổ não để làm thủ thuật bỏ khối u. Nhưng Tào Tháo vốn tính đa nghi đã nghĩ rằng Hoa Đà muốn giết mình, liền giam Hoa Đà vào ngục tối cho tới chết. Kết quả, Tào Tháo đã thực sự phát bệnh đau đầu mà chết.
Hoa Đà và Tào Tháo. Ảnh: sohacdn.com
Hình ảnh quả thông – biểu tượng của mắt thứ ba trong tín ngưỡng khắp thế giới
Vậy con mắt thứ ba nằm ở đâu? Trong não người quả thật có một con mắt như vậy, và nó được gọi là “thể tùng quả”, hoặc “tuyến tùng quả” (pineal gland).
Cơ quan này có cấu tạo giải phẫu tương tự một con mắt người, nhưng bởi nó nằm bên trong bộ não, nên các nhà khoa học gọi chúng là con mắt thoái hóa. Như vậy, tất cả mọi người đều có 3 con mắt thịt hoàn chỉnh, gồm 2 con mắt thịt, và một con mắt thứ ba bị thoái hóa ở bên trong não bộ.
Vị trí con mắt thứ ba trong não bộ. Ảnh: ytimg.com
Con mắt này có cấu tạo giải phẫu y hệt một con mắt hoàn chỉnh. Ảnh: musublog.jp
Nó nằm ở khu vực trung tâm của bộ não, và có liên hệ mật thiết với chức năng cảm nhận ánh sáng. Tuyến tùng này tuy nhỏ nhưng lại tiếp nhận một lưu lượng tuần hoàn máu rất lớn, nhiều hơn bất kỳ khu vực nào khác trong cơ thể, chỉ trừ riêng hai quả thận.
Tuyến tùng (pineal gland) hay con mắt thứ ba này được cho là “Nơi trú ngụ của Linh hồn”, “Chấn tâm của Sự Khai sáng”. Nó được lấy tên theo quả thông (pine cone), và được khắc họa thông qua biểu tượng đó, bởi chúng có hình dạng tương đồng.
Quả thông. Ảnh: shutterstock
Con mắt thứ ba, được khắc họa trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua biểu tượng quả thông, có thể thấy có trong rất nhiều nền văn hóa và tín ngưỡng trên khắp hành tinh.
Ai Cập
Người Ai Cập cổ đã có một nhận thức nhất định về con mắt thứ ba này. Trong một số tượng điêu khắc có thể thấy việc khắc họa biểu tượng này.
Ảnh: RichardCassaro.com
Trên cây trượng của thần Osiris, có niên đại từ 1224 TCN, có thể thấy khắc họa hai con rắn cuộn tròn quanh thân trượng, tụ họp lại trên đỉnh, trên đỉnh có gắn một quả thông.
Đầu cây trượng của thần Osiris có gắn biểu tượng quả thông. Ảnh: pinimg.com
Ấn Độ
Nhiều học giả hiện đại đã để ý thấy biểu tượng trên cây trượng trên khá giống với biểu tượng luồng hỏa xà “Kundalini” trong yoga Ấn Độ, một nguồn năng lượng tâm linh-tinh thần trong cơ thể, được khắc họa dưới dạng thức những con rắn cuộn tròn, khởi nguồn từ phần xương cụt kéo dài lên đến tuyến tùng (Con mắt thứ ba) ở phía trên vào thời điểm khai sáng (hay thức tỉnh, khai ngộ). Sự thức tỉnh hay khơi dậy của Kundalini đại diện cho sự hợp nhất và sắp thẳng hàng của 7 luân xa, mang đến hạnh phúc và sự thông tuệ.
Ảnh: weare1.us
Lưỡng Hà cổ đại
Bên cạnh sự thức tỉnh tâm linh và khai sáng, trong lịch sử quả thông còn được dùng làm biểu tượng cho sự sống vĩnh hằng vĩnh cửu. Lấy ví dụ, tại khu vực Lưỡng Hà cổ đại (hiện là Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và một số khu vực khác xung quanh), có thể tìm thấy các bức chạm khắc cung điện, có niên đại từ tầm 700 TCN, miêu tả vị thần 4 cánh Marduk đang cầm trên tay một quả thông, và trong một số trường hợp, sử dụng một trái thông để thụ phấn cho Cây Sự Sống — góp phần tô điểm đồng thời cho ý nghĩa “trường sinh” và “khai sáng” của biểu tượng quả thông này.
Vị thần 4 cánh Marduk trong tín ngưỡng vùng Lưỡng Hà cổ đại. Ảnh: pinimg.com
Thần Marduk cầm trên tay quả thông, một cách rất trang trọng. Ảnh: michaelleehill.net
Hy Lạp & La Mã
Người Hy Lạp và La Mã cũng bao hàm biểu tượng Quả thông vào hệ thống tín ngưỡng và thần thoại rất đồ sộ của họ. Trong thần thoại Hy Lạp, thần rượu nho Dionysus (Điônidôx), mà phiên bản La Mã gọi là Bacchus, được khắc họa cầm trên tay “Thyrsus”, một cây trượng mà trên đỉnh có gắn một quả thông. Thanh trượng này, thường nhỏ giọt mật ong, thường được sử dụng như một vật khí linh thiêng tại các nghi thức tôn giáo và lễ hội.
Bức chạm khắc thần rượu nho Dionysus. Ảnh: Historical Pictures of Christianity
Tranh mô tả thần rượu nho Dionysus cầm cây trượng Thyrsus, cùng mẫu trượng ngoài đời thực. Ảnh: deviantart.net
Người La Mã có một công trình tượng đài bằng đồng khổng lồ, gọi là ”Pigna”, dưới dạng một quả thông khổng lồ cao 3 tầng. Tượng Pigna này từng đóng vai trò một đài phun nước lớn bên cạnh Đền Isis ở La Mã cổ đại, tuy nhiên bức tượng khổng lồ này hiện đang được đặt ngay trước tòa thánh Vatican trong “Điện Quả thông”.
Tượng quả thông Pigna tại Vatican. Ảnh: kenh9.tv
Toàn cảnh Điện Quả Thông, nơi đặt tượng Pigna. Tượng Tùng Quả được đặt trong hình vòm trời, tượng trưng cho hình đầu người, ngoài ra có thể còn ẩn ý huyền môn khác. Ảnh: e-pluribus-unum.net
Công giáo
Truyền thống Công giáo thường được điểm xuyết với rất nhiều biểu tượng quả thông, có lẽ nổi bật nhất phải kể đến là quả thông trên cây trượng được Giáo hoàng mang theo bên mình.
Ảnh: in5d.com
Quả thông còn xuất hiện trong tạo hình chân đèn và chân nến trong nhà thờ, có lẽ để biểu thị cho sự soi sáng tâm linh của Con mắt Thứ ba.
Chân đèn, chân nến tạo hình quả thông, biểu tượng cho sự soi sáng tâm linh của Con mắt Thứ ba. Ảnh: thirdeyepinecones.com
Phật giáo
Khuôn mặt các bức tượng Phật thường được tạc với một chấm nhỏ xuất hiện giữa hai hàng lông mày, từ đường sống mũi hướng lên. Đó chính là con mắt thứ ba, và khái niệm này khá phổ biến trong Phật giáo.
Ảnh: 1.bp.blogspot.com
Ảnh: sinaimg.cn
Phật giáo cho rằng con mắt thứ ba chính là thiên nhãn hay huệ nhãn, cho phép quan sát bản chất cao hơn của sự vật và vũ trụ. Nó cũng được gọi là giác quan thứ 6. Những người được khai mở con mắt thứ ba có thể xuất hiện các khả năng siêu thường như thấu thị (nhìn xuyên tường), dao thị (quan sát vật thể từ cách xa vạn dặm), và tiên tri (biết trước tương lai). Phật giáo cho rằng con người có thể khai mở con mắt thứ ba thông qua tu luyện.
Con mắt thứ ba không chỉ xuất hiện trong văn hóa truyền thống của các dân tộc trên khắp thế giới, như một biểu tượng về sự khai sáng và trí huệ, mà trong thực tế cũng đã có rất nhiều người đã được khai mở con mắt này, thấy được những điều người thường không thấy. Như đã nói ở trên, y học hiện đại cũng đã xác định được vị trí và kết cấu của con mắt thứ ba, nó nằm ở trung tâm của não bộ của mỗi người chúng ta, đáng tiếc người ta chỉ nhận thức được nó ở mức độ “con mắt thoái hóa” đơn thuần.
Quý Khải