Thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho khu vực phía nam Trung Quốc những dòng sông thơ mộng, cảnh núi non hùng vĩ, rừng rậm bạt ngàn và những vách đá cao chót vót. Nơi đây cũng lưu giữ một trong những bí ẩn lâu đời nhất trong lịch sử Trung Quốc – những chiếc quan tài treo rải rác trên vách đá dọc sông Dương Tử.
Bí ẩn những chiếc quan tài treo
Các nhà khoa học cho rằng “nghĩa trang” chênh vênh này thuộc về người Bo – bộ tộc đã “phát minh” ra tập tục an táng này khoảng 3.000 năm về trước. Thật khó tin những chiếc quan tài này được treo trên những vách đá dốc nhất hoặc được đặt giữa khe núi ở độ cao 130 m so với mặt đất.
Trong nhiều thập kỷ, nhiều học giả đã cố gắng thu thập các manh mối để xác định xem tại sao tộc người Bo lại thực hiện nghi thức an táng này, và làm cách nào mà họ có thể đặt quan tài ở những vị trí khó tiếp cận như thế.
Quan tài treo ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Bằng chứng lâu đời nhất về quan tài treo Trung Quốc bắt nguồn từ những ghi chép cổ xưa về tập tục của tỉnh Phúc Kiến từ 3000 năm về trước. Từ đó trở đi, tập tục này bắt đầu phổ biến ở các khu vực phía nam Trung Quốc, chủ yếu là ở các tỉnh Hồ Bắc, Tứ Xuyên, và Vân Nam.
Các chuyên gia nhận định rằng dân tộc thiểu số Bo đã tạo ra những chiếc quan tài này, bởi vì văn hóa của họ xuất hiện gần như đồng thời với những chiếc quan tài. Sau đó, tộc người Bo cùng tập quán này của họ đã biến mất trong những ghi chép vào cuối triều đại nhà Minh.
Có một số bằng chứng về việc người Minh đã tàn sát người Bo. Tuy nhiên, người Bo đến từ đâu và điều gì đã xảy ra với họ vẫn còn là một đề tài gây tranh cãi cho đến ngày nay.
Tại sao người Bo lại chọn an nghỉ trên vách đá?
Có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân tại sao người Bo lại lựa chọn chôn cất người chết trên những vách núi cheo leo bên sông và cách xa khỏi quần thể người đang sinh sống. Chúng liên quan đến tín ngưỡng tâm linh của người xưa.
Có rất nhiều bằng chứng về việc thờ cúng tổ tiên của người Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước. Trong lịch sử, nhiều người Trung Quốc đã lựa chọn giữ những người thân đã qua đời gần gũi với gia đình để họ có thể dễ dàng chăm lo và tỏ lòng kính trọng linh hồn của những người đã khuất.
Tộc người Bo quan niệm vị trí càng cao sẽ càng thể hiện được sự tôn trọng và bổn phận, và làm hài lòng người chết.
Tuy nhiên, người Bo lại để những người thân đã qua đời ở những vị trí khó tiếp cận. Một số học giả đưa ra giả thuyết rằng, người Bo quan niệm vị trí càng cao sẽ càng thể hiện được sự tôn trọng và bổn phận, và điều này làm hài lòng người chết.
Thời cổ đại, rất nhiều người tin rằng những vị thần linh thiêng thường cư ngụ trong các vách đá, trên đỉnh núi hay dưới hồ nước. Đỉnh núi và những vị trí cao cũng được cho là những nơi tốt lành gần với thiên đường. Đối với tộc người Bo, vách núi giống như chiếc thang dẫn lên thiên đường, trong khi quan tài như cây cầu nối dẫn sang thế giới bên kia.
Họ có lẽ đã chọn vách đá dựng đứng làm nơi yên nghỉ ngàn thu vì niềm tin tâm linh về sự tồn tại sau cái chết.
Một giả thuyết khác cho rằng người Bo có lẽ đã chọn vách đá dựng đứng làm nơi yên nghỉ ngàn thu vì niềm tin tâm linh về sự tồn tại sau cái chết. Thi hài của những người thân đã qua đời cần được bảo tồn ở mức tốt nhất, ít bị xáo trộn cũng như phân hủy và họ tin rằng như thế sẽ làm cho linh hồn bất tử và tới nhân gian trong kiếp sống kế tiếp.
Vì vậy, tộc người Bo đã an táng người chết ở trên cao nhằm tránh sự dòm ngó hoặc cướp bóc của người xấu. Các quan tài treo trên vách đá thoáng mát, khô ráo, và những điều kiện này cũng góp phần làm chậm tốc độ phân hủy thi thể của người chết. Trong khi nếu chôn dưới đất với độ ẩm cao, không những tốc phân hủy nhanh hơn mà khả năng còn bị các loại động vật khác đào bới, cướp xác.
Người xưa làm thế nào “treo” quan tài ở độ cao trên 100m?
Để thiết kế và “treo” một chiếc quan tài lên vách đá cheo leo như vậy, cần một sự chú tâm cao độ cùng vô vàn khó khăn và nguy hiểm. Do đó, hình thức an táng này có lẽ chỉ được dành riêng cho giới thượng lưu và những người giàu có.
Hình thức an táng trên cao của người Bo có lẽ chỉ được dành riêng cho giới thượng lưu và những người giàu có.
Năm 1979, giáo sư Lin Xiang của Đại học Tứ Xuyên đã dịp nghiên cứu một cỗ quan tài treo trên vách đá bên sông Dương Tử. Quan tài dài khoảng hơn 2 m, được làm từ một loại gỗ rất đặc biệt gọi là Nanmu. Cây Nanmu có thể sinh trưởng cao tới 40 mét, gỗ của nó rất đặc và có khả năng kháng sâu mọt. Những người thợ thời cổ đại đã chặt một nửa cây và khoét gọt phần bên trong. Họ sử dụng một mặt của thân cây để chứa thi hài, còn mặt kia thì làm nắp đậy quan tài.
Các quan tài thường được “treo” ở ba vị trí dọc vách đá: Trên các dầm gỗ nhô ra khỏi các vách đá dựng đứng, hoặc bên trong các hang động tự nhiên, hay các khe hở và bên trên các gờ đá cheo leo. Khoảng cách từ vị trí quan tài so với mặt đất cao chừng từ 9m đến hơn 120 m, và mỗi chiếc quan tài này nặng tới hơn 100kg
Các quan tài thường được “treo” ở các vị trí dọc vách đá: như trong các hang động tự nhiên. (Ảnh: Our Awesome Planet)
Hiện các nhà khảo cổ, các khoa học gia vẫn chưa lý giải được bằng cách nào người xưa có thể “vận chuyển” những cỗ quan tài nặng lên độ cao nguy hiểm như vậy, lại ở một vị trí rất khó tiếp cận. Có ba giả thuyết chính như sau.
Có giả thuyết cho rằng tộc người Bo đã xây các dốc đất được dùng làm lối đi dọc theo mặt vách đá. Sau đó, họ di chuyển cỗ quan tài lên theo những con dốc này. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia không đồng thuận với giả thuyết này bởi sẽ cần tới một số lượng nhân công không nhỏ để xây dựng các con dốc này, trong khi đó một dân tộc thiểu số, dân số người Bo khá nhỏ và sống thưa thớt.
Giả thuyết khác cho rằng, thuở xưa người Bo đã dựng giàn dáo bắt vào vách đá để đưa quan tài lên cao và treo cố định ở trên vách đá. Tuy nhiên, cho tới nay các nhà khảo cổ vẫn chưa tìm thấy những bằng chứng liên quan về cách làm này.
Có giải thuyết gười Bo đã dựng giàn dáo bắt vào vách đá để đưa quan tài lên cao và treo cố định ở trên vách đá. (Ảnh: Our Awesome Planet)
Các nhà khoa học tin rằng, có khả năng người xưa đã sử dụng dây thừng đã vận chuyển quan tài lên cao. Họ cũng đã tìm thấy vài mẩu dây thừng trong một số hang động và những di vật này cung cấp bằng chứng quan trọng hỗ trợ cho quan điểm rằng dây thừng đã được sử dụng rộng rãi để di chuyển quan tài.
Các học giả cho rằng, dường như người Bo đã hạ quan tài xuống các địa điểm xác định trước từ đỉnh vách đá, nhưng làm thế nào để họ vận chuyển lên thì vẫn chưa ai biết chính xác. Số khác lại tin rằng, có thể người Bo đã sử dụng hệ thống ròng rọc từ mặt đất để kéo quan tài lên. Nhưng cho đến nay, tất cả vẫn chỉ là giả thuyết, và chưa có ai khám phá ra sự thật bằng cách nào đó tộc người Bo cổ đại đã “treo” quan tài lên cao như vậy, ở vị trí hiểm hóc mà ít người dám liều mạng lên tới được.
Ngày nay, gần như không còn văn tự nào đề cập đến tộc người Bo. Nền văn hóa của họ đã lụi tàn một cách nhanh chóng, phần lớn đã kết thúc cùng với sự biến mất của tộc người này khoảng 400 năm trước. Kể từ đó, những chiếc quan tài treo ở những vị trí thấp đã bị cày xới và lấy trộm. Nhiều đồ vật tùy táng biến mất, và khu vực an táng dọc bên dòng sông Dương Tử cũng bị phá hoại nghiêm trọng.
Nhiều đồ vật tùy táng biến mất, và khu vực an táng dọc bên dòng sông Dương Tử cũng bị phá hoại nghiêm trọng. (Ảnh: Our Awesome Planet)
Tuy nhiên nhiều quan tài được cất giữ ở những vị trí hiểm hóc và cao bên trong hang động hay các khe nứt vẫn còn nguyên vẹn. Người ta đồn đại là những ngôi mộ này ẩn tàng một lượng của cải khổng lồ. May mắn thay, thi thể nằm trong chiếc quan tài ở vị trí quá khó khăn hoặc nguy hiểm để tiếp cận vẫn được an nghỉ trong yên bình.
Theo historicmysteries.com
Ngọc Thuần
Có thể bạn quan tâm:
Bí ẩn những chiếc quan tài treo
Các nhà khoa học cho rằng “nghĩa trang” chênh vênh này thuộc về người Bo – bộ tộc đã “phát minh” ra tập tục an táng này khoảng 3.000 năm về trước. Thật khó tin những chiếc quan tài này được treo trên những vách đá dốc nhất hoặc được đặt giữa khe núi ở độ cao 130 m so với mặt đất.
Trong nhiều thập kỷ, nhiều học giả đã cố gắng thu thập các manh mối để xác định xem tại sao tộc người Bo lại thực hiện nghi thức an táng này, và làm cách nào mà họ có thể đặt quan tài ở những vị trí khó tiếp cận như thế.
Quan tài treo ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Bằng chứng lâu đời nhất về quan tài treo Trung Quốc bắt nguồn từ những ghi chép cổ xưa về tập tục của tỉnh Phúc Kiến từ 3000 năm về trước. Từ đó trở đi, tập tục này bắt đầu phổ biến ở các khu vực phía nam Trung Quốc, chủ yếu là ở các tỉnh Hồ Bắc, Tứ Xuyên, và Vân Nam.
Các chuyên gia nhận định rằng dân tộc thiểu số Bo đã tạo ra những chiếc quan tài này, bởi vì văn hóa của họ xuất hiện gần như đồng thời với những chiếc quan tài. Sau đó, tộc người Bo cùng tập quán này của họ đã biến mất trong những ghi chép vào cuối triều đại nhà Minh.
Có một số bằng chứng về việc người Minh đã tàn sát người Bo. Tuy nhiên, người Bo đến từ đâu và điều gì đã xảy ra với họ vẫn còn là một đề tài gây tranh cãi cho đến ngày nay.
Tại sao người Bo lại chọn an nghỉ trên vách đá?
Có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân tại sao người Bo lại lựa chọn chôn cất người chết trên những vách núi cheo leo bên sông và cách xa khỏi quần thể người đang sinh sống. Chúng liên quan đến tín ngưỡng tâm linh của người xưa.
Có rất nhiều bằng chứng về việc thờ cúng tổ tiên của người Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước. Trong lịch sử, nhiều người Trung Quốc đã lựa chọn giữ những người thân đã qua đời gần gũi với gia đình để họ có thể dễ dàng chăm lo và tỏ lòng kính trọng linh hồn của những người đã khuất.
Tộc người Bo quan niệm vị trí càng cao sẽ càng thể hiện được sự tôn trọng và bổn phận, và làm hài lòng người chết.
Tuy nhiên, người Bo lại để những người thân đã qua đời ở những vị trí khó tiếp cận. Một số học giả đưa ra giả thuyết rằng, người Bo quan niệm vị trí càng cao sẽ càng thể hiện được sự tôn trọng và bổn phận, và điều này làm hài lòng người chết.
Thời cổ đại, rất nhiều người tin rằng những vị thần linh thiêng thường cư ngụ trong các vách đá, trên đỉnh núi hay dưới hồ nước. Đỉnh núi và những vị trí cao cũng được cho là những nơi tốt lành gần với thiên đường. Đối với tộc người Bo, vách núi giống như chiếc thang dẫn lên thiên đường, trong khi quan tài như cây cầu nối dẫn sang thế giới bên kia.
Họ có lẽ đã chọn vách đá dựng đứng làm nơi yên nghỉ ngàn thu vì niềm tin tâm linh về sự tồn tại sau cái chết.
Một giả thuyết khác cho rằng người Bo có lẽ đã chọn vách đá dựng đứng làm nơi yên nghỉ ngàn thu vì niềm tin tâm linh về sự tồn tại sau cái chết. Thi hài của những người thân đã qua đời cần được bảo tồn ở mức tốt nhất, ít bị xáo trộn cũng như phân hủy và họ tin rằng như thế sẽ làm cho linh hồn bất tử và tới nhân gian trong kiếp sống kế tiếp.
Vì vậy, tộc người Bo đã an táng người chết ở trên cao nhằm tránh sự dòm ngó hoặc cướp bóc của người xấu. Các quan tài treo trên vách đá thoáng mát, khô ráo, và những điều kiện này cũng góp phần làm chậm tốc độ phân hủy thi thể của người chết. Trong khi nếu chôn dưới đất với độ ẩm cao, không những tốc phân hủy nhanh hơn mà khả năng còn bị các loại động vật khác đào bới, cướp xác.
Người xưa làm thế nào “treo” quan tài ở độ cao trên 100m?
Để thiết kế và “treo” một chiếc quan tài lên vách đá cheo leo như vậy, cần một sự chú tâm cao độ cùng vô vàn khó khăn và nguy hiểm. Do đó, hình thức an táng này có lẽ chỉ được dành riêng cho giới thượng lưu và những người giàu có.
Hình thức an táng trên cao của người Bo có lẽ chỉ được dành riêng cho giới thượng lưu và những người giàu có.
Năm 1979, giáo sư Lin Xiang của Đại học Tứ Xuyên đã dịp nghiên cứu một cỗ quan tài treo trên vách đá bên sông Dương Tử. Quan tài dài khoảng hơn 2 m, được làm từ một loại gỗ rất đặc biệt gọi là Nanmu. Cây Nanmu có thể sinh trưởng cao tới 40 mét, gỗ của nó rất đặc và có khả năng kháng sâu mọt. Những người thợ thời cổ đại đã chặt một nửa cây và khoét gọt phần bên trong. Họ sử dụng một mặt của thân cây để chứa thi hài, còn mặt kia thì làm nắp đậy quan tài.
Các quan tài thường được “treo” ở ba vị trí dọc vách đá: Trên các dầm gỗ nhô ra khỏi các vách đá dựng đứng, hoặc bên trong các hang động tự nhiên, hay các khe hở và bên trên các gờ đá cheo leo. Khoảng cách từ vị trí quan tài so với mặt đất cao chừng từ 9m đến hơn 120 m, và mỗi chiếc quan tài này nặng tới hơn 100kg
Các quan tài thường được “treo” ở các vị trí dọc vách đá: như trong các hang động tự nhiên. (Ảnh: Our Awesome Planet)
Hiện các nhà khảo cổ, các khoa học gia vẫn chưa lý giải được bằng cách nào người xưa có thể “vận chuyển” những cỗ quan tài nặng lên độ cao nguy hiểm như vậy, lại ở một vị trí rất khó tiếp cận. Có ba giả thuyết chính như sau.
Có giả thuyết cho rằng tộc người Bo đã xây các dốc đất được dùng làm lối đi dọc theo mặt vách đá. Sau đó, họ di chuyển cỗ quan tài lên theo những con dốc này. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia không đồng thuận với giả thuyết này bởi sẽ cần tới một số lượng nhân công không nhỏ để xây dựng các con dốc này, trong khi đó một dân tộc thiểu số, dân số người Bo khá nhỏ và sống thưa thớt.
Giả thuyết khác cho rằng, thuở xưa người Bo đã dựng giàn dáo bắt vào vách đá để đưa quan tài lên cao và treo cố định ở trên vách đá. Tuy nhiên, cho tới nay các nhà khảo cổ vẫn chưa tìm thấy những bằng chứng liên quan về cách làm này.
Có giải thuyết gười Bo đã dựng giàn dáo bắt vào vách đá để đưa quan tài lên cao và treo cố định ở trên vách đá. (Ảnh: Our Awesome Planet)
Các nhà khoa học tin rằng, có khả năng người xưa đã sử dụng dây thừng đã vận chuyển quan tài lên cao. Họ cũng đã tìm thấy vài mẩu dây thừng trong một số hang động và những di vật này cung cấp bằng chứng quan trọng hỗ trợ cho quan điểm rằng dây thừng đã được sử dụng rộng rãi để di chuyển quan tài.
Các học giả cho rằng, dường như người Bo đã hạ quan tài xuống các địa điểm xác định trước từ đỉnh vách đá, nhưng làm thế nào để họ vận chuyển lên thì vẫn chưa ai biết chính xác. Số khác lại tin rằng, có thể người Bo đã sử dụng hệ thống ròng rọc từ mặt đất để kéo quan tài lên. Nhưng cho đến nay, tất cả vẫn chỉ là giả thuyết, và chưa có ai khám phá ra sự thật bằng cách nào đó tộc người Bo cổ đại đã “treo” quan tài lên cao như vậy, ở vị trí hiểm hóc mà ít người dám liều mạng lên tới được.
Ngày nay, gần như không còn văn tự nào đề cập đến tộc người Bo. Nền văn hóa của họ đã lụi tàn một cách nhanh chóng, phần lớn đã kết thúc cùng với sự biến mất của tộc người này khoảng 400 năm trước. Kể từ đó, những chiếc quan tài treo ở những vị trí thấp đã bị cày xới và lấy trộm. Nhiều đồ vật tùy táng biến mất, và khu vực an táng dọc bên dòng sông Dương Tử cũng bị phá hoại nghiêm trọng.
Nhiều đồ vật tùy táng biến mất, và khu vực an táng dọc bên dòng sông Dương Tử cũng bị phá hoại nghiêm trọng. (Ảnh: Our Awesome Planet)
Tuy nhiên nhiều quan tài được cất giữ ở những vị trí hiểm hóc và cao bên trong hang động hay các khe nứt vẫn còn nguyên vẹn. Người ta đồn đại là những ngôi mộ này ẩn tàng một lượng của cải khổng lồ. May mắn thay, thi thể nằm trong chiếc quan tài ở vị trí quá khó khăn hoặc nguy hiểm để tiếp cận vẫn được an nghỉ trong yên bình.
Theo historicmysteries.com
Ngọc Thuần
Có thể bạn quan tâm: