Trong trận đấu giữa Brazil và Thụy Sỹ trong khuôn khổ bảng E vòng bảng World Cup 2018 diễn ra tại Nga, cả hai có một trận hòa dù phía Brazil mở tỷ số trước do công của Coutinho. Tuy nhiên, bàn gỡ hòa của đội tuyển Thụy Sỹ có phần gây tranh cãi.
Phút thứ 50, từ quả phạt góc của Shaqiri, tiền vệ Steven Zuber đánh đầu ghi bàn vào lưới đội Brazil. Các cầu thủ Brazil cho rằng Zuber đã đẩy sau Miranda. Telegraph cũng cho rằng đây là một tình huống phạm lỗi, nhất là sau khi xem lại băng quay chậm và thấy rõ Zuber đã nắm chặt cánh tay Miranda và xô đẩy. Các trang bóng đá Globo và Ole của Brazil hay Marca của Tây Ban Nha cũng cho rằng đây là tình huống phạm lỗi và trọng tài nên tham khảo công nghệ VAR.
Tuy nhiên, trọng tài chính điều khiển trận đấu Cesar Arturo Ramos đã không cho rằng Zuber phạm lỗi. Ông cũng cho rằng không cần đến VAR để đưa ra quyết định cuối cùng.
Tình huống Zuber đánh đầu ghi bàn.
Nếu bị thổi phạt, đồng nghĩa với bàn thắng của Thụy Sỹ không được tính và diễn biến sau đó rất có thể có lợi cho đội tuyển Brazil. Tuy nhiên, viễn cảnh đó đã không xảy ra và hai đội cầm hòa nhau với tỷ số 1 – 1.
Sau trận đấu, một số ý kiến chỉ trích cũng nhắm đến trọng tài và công nghệ VAR. “Công nghệ VAR đã ‘tạm nghỉ’ trong bàn thắng của Thụy Sỹ”, tài khoản Twitter Mundo mỉa mai. “Cesar Arturo Ramos là trọng tài tồi tệ nhất cho đến nay tại World Cup. Tuyệt vời, phạm sai lầm trong việc di chuyển chính và không muốn sử dụng VAR”, tài khoản Rafa Torres bình luận.
Một số tài khoản bình luận rằng trọng tài Ramos đáng bị xửa phạt, thậm chí là sa thải.
VAR là viết tắt của cụm từ Video Assistant Referees – “Trợ lý trọng tài qua video”, với vai trò chính là hỗ trợ việc ra quyết định của các trọng tài chính trên sân cỏ thông qua quá trình phân tích trực tiếp video hình ảnh của các tình huống va chạm, sút phạt, ghi bàn… trên sân. Công nghệ này đã được áp dụng tại một số giải đấu ở các quốc gia, nhưng là lần đầu tiên được đưa vào sự kiện lớn như World Cup.
“Bộ não” của hệ thống VAR là một phòng vận hành video tập trung (VOR) được đặt tại Trung tâm truyền thông quốc tế IBC ở thủ đô Moskva (Nga), nơi thu nhận thông tin truyền về bằng cáp quang từ 12 sân vận động nơi diễn ra các trận đấu trong khuôn khổ World Cup 2018. Các thông tin dạng video này được truyền về từ 33 camera khác nhau, trong đó có 8 camera quay chậm và 6 camera quay siêu chậm tại mỗi sân vận động. Ngoài ra, hệ thống cũng truy xuất thông tin từ 2 camera chuyên để bắt việt vị, được bố trí để hỗ trợ riêng cho đội ngũ trợ lý trọng tài này.
Lần đầu tiên VAR được áp dụng tại World Cup 20108 là trận đấu giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Khi đó, công nghệ này đã xác định Diego Costa không phạm lỗi với Pepe và sau đó cầu thủ của Tây Ban Nha đã ghi bàn thắng gỡ hòa.
Như Phúc
Phút thứ 50, từ quả phạt góc của Shaqiri, tiền vệ Steven Zuber đánh đầu ghi bàn vào lưới đội Brazil. Các cầu thủ Brazil cho rằng Zuber đã đẩy sau Miranda. Telegraph cũng cho rằng đây là một tình huống phạm lỗi, nhất là sau khi xem lại băng quay chậm và thấy rõ Zuber đã nắm chặt cánh tay Miranda và xô đẩy. Các trang bóng đá Globo và Ole của Brazil hay Marca của Tây Ban Nha cũng cho rằng đây là tình huống phạm lỗi và trọng tài nên tham khảo công nghệ VAR.
Tuy nhiên, trọng tài chính điều khiển trận đấu Cesar Arturo Ramos đã không cho rằng Zuber phạm lỗi. Ông cũng cho rằng không cần đến VAR để đưa ra quyết định cuối cùng.
Tình huống Zuber đánh đầu ghi bàn.
Nếu bị thổi phạt, đồng nghĩa với bàn thắng của Thụy Sỹ không được tính và diễn biến sau đó rất có thể có lợi cho đội tuyển Brazil. Tuy nhiên, viễn cảnh đó đã không xảy ra và hai đội cầm hòa nhau với tỷ số 1 – 1.
Sau trận đấu, một số ý kiến chỉ trích cũng nhắm đến trọng tài và công nghệ VAR. “Công nghệ VAR đã ‘tạm nghỉ’ trong bàn thắng của Thụy Sỹ”, tài khoản Twitter Mundo mỉa mai. “Cesar Arturo Ramos là trọng tài tồi tệ nhất cho đến nay tại World Cup. Tuyệt vời, phạm sai lầm trong việc di chuyển chính và không muốn sử dụng VAR”, tài khoản Rafa Torres bình luận.
Một số tài khoản bình luận rằng trọng tài Ramos đáng bị xửa phạt, thậm chí là sa thải.
VAR là viết tắt của cụm từ Video Assistant Referees – “Trợ lý trọng tài qua video”, với vai trò chính là hỗ trợ việc ra quyết định của các trọng tài chính trên sân cỏ thông qua quá trình phân tích trực tiếp video hình ảnh của các tình huống va chạm, sút phạt, ghi bàn… trên sân. Công nghệ này đã được áp dụng tại một số giải đấu ở các quốc gia, nhưng là lần đầu tiên được đưa vào sự kiện lớn như World Cup.
“Bộ não” của hệ thống VAR là một phòng vận hành video tập trung (VOR) được đặt tại Trung tâm truyền thông quốc tế IBC ở thủ đô Moskva (Nga), nơi thu nhận thông tin truyền về bằng cáp quang từ 12 sân vận động nơi diễn ra các trận đấu trong khuôn khổ World Cup 2018. Các thông tin dạng video này được truyền về từ 33 camera khác nhau, trong đó có 8 camera quay chậm và 6 camera quay siêu chậm tại mỗi sân vận động. Ngoài ra, hệ thống cũng truy xuất thông tin từ 2 camera chuyên để bắt việt vị, được bố trí để hỗ trợ riêng cho đội ngũ trợ lý trọng tài này.
Lần đầu tiên VAR được áp dụng tại World Cup 20108 là trận đấu giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Khi đó, công nghệ này đã xác định Diego Costa không phạm lỗi với Pepe và sau đó cầu thủ của Tây Ban Nha đã ghi bàn thắng gỡ hòa.
Như Phúc