Trong nhiều thế kỷ – thậm chí hàng nghìn năm – cây bao báp đã đứng sừng sững trên những thảo nguyên như những người khổng lồ từ thế giới khác, nhưng biểu tượng gần như bất tử của họ đang bắt đầu biến mất.
Cây bao báp Châu Phi, loài cây lớn nhất và sống lâu nhất trong số tất cả các loài thực vật có hoa, đang ở giữa cuộc khủng hoảng sinh tồn, khi nghiên cứu mới tìm thấy một số cây cổ thụ gần đây đã chết hoặc đang trong quá trình sụp đổ bên trong.
Nhà hóa học Adrian Patrut từ Đại học Babeș-Bolyai ở Romania chia sẻ trên The Guardian “Sự sụp đổ của rất nhiều cây hàng ngàn tuổi chắc chắn là trải nghiệm gây sốc và ấn tượng trong cuộc đời của chúng ta”.
Để điều tra cách bao báp – nhờ khả năng giữ nước- có thể lớn đến kích thước ấn tượng như vậy, Patrut và nhóm của ông đã bắt đầu nghiên cứu chúng vào năm 2005, phân tích hơn 60 mẫu vật lớn nhất và có tiềm năng lâu đời nhất ở châu Phi.
Độ tuổi của cây thường thường được tính theo vòng năm trên thân cây (dendrochronology), nhưng Patrut cho biết đặc điểm sinh học bất thường của bao báp khiến chúng ta không làm được điều này. Theo Patrut, chúng ta không thể chỉ nhìn vào một thân cây đơn giản, thông thường ở đây – mà là một nhóm cây, được xếp theo chiều dọc giống như một loại rừng nhỏ bị che khuất.
Các tác giả giải thích: Phần lớn các bao báp bắt đầu phát triển như những cây đơn thân. Theo thời gian, các cá thể đơn thân trở thành đa thân, vì cây bao báp có khả năng sinh trưởng định kỳ tạo ra thân cây mới, giống như cách các loài cây khác tạo ra các nhánh. Với khả năng đặc biệt này, bao báp phát triển kiến trúc tăng độ phức tạp theo thời gian.
Trong khi nghiên cứu những kiến trúc phức tạp này, nhóm nghiên cứu nhận thấy những cấu trúc gỗ này đang nhanh chóng bị chết đi. Kể từ năm 2005, có 8 trong số 13 cây bao báp già nhất – và 5 trong số 6 cây lớn nhất đã chết hoặc đã bắt đầu sụp đổ bên trong.
“Theo thống kê, thực tế là không thể có một số lượng lớn các bao báp già lớn có thể chết trong một khoảng thời gian ngắn như vậy do nguyên nhân tự nhiên”, Patrut nói với National Geographic.
Nhưng nếu không phải là nguyên nhân tự nhiên thì điều gì đằng sau sự sụp đổ đột ngột này?
Các nhà nghiên cứu không biết chắc chắn, nhưng họ mô tả một loạt cái chết này là một sự kiện có “cường độ chưa từng thấy”, dường như do biến đổi khí hậu.
“Chúng tôi nghi ngờ rằng sự sụp đổ hàng loạt của bao báp có thể liên quan ít nhất một phần với những thay đổi đáng kể về điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến miền nam châu Phi. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để củng cố hoặc phủ nhận giả định này”, nhóm nghiên cứu viết.
Nếu biến đổi khí hậu thực sự là thủ phạm, đây là bằng chứng mới nhất về cách chúng ta nghiện carbon bất cẩn làm tổn hại đến các hệ sinh thái nhạy cảm xung quanh chúng ta theo những cách không thể phục hồi.
Patrut nói với National Geographic: “Thật bất ngờ khi đến thăm các cây bao báp lừng lững, với độ tuổi từ 1.000 đến 2.000 năm, dường như ở trạng thái tốt, và sau vài năm tìm thấy chúng rơi xuống đất và chết. Chúng tôi cảm thấy như thể chúng tôi là những người sống sót qua bao báp, thay vì chúng đã tồn tại qua nhiều thế hệ con người.”
Các phát hiện được báo cáo trong Nature Plants.
Theo website của Vườn quốc gia Kruger ở Nam Phi, cây biểu tượng này có thể sống đến 3,000 năm. Cây cổ nhất từ trước đến nay đã bị đổ vào năm 2010 là cây Panke ở Zimbabwe, ước tính tồn tại 2.500 năm. Cây lớn nhất, được gọi là Holboom ở Namibia, cao 30,2 m và có chu vi 35.2 m.
Cây bao báp Châu Phi, loài cây lớn nhất và sống lâu nhất trong số tất cả các loài thực vật có hoa, đang ở giữa cuộc khủng hoảng sinh tồn, khi nghiên cứu mới tìm thấy một số cây cổ thụ gần đây đã chết hoặc đang trong quá trình sụp đổ bên trong.
Nhà hóa học Adrian Patrut từ Đại học Babeș-Bolyai ở Romania chia sẻ trên The Guardian “Sự sụp đổ của rất nhiều cây hàng ngàn tuổi chắc chắn là trải nghiệm gây sốc và ấn tượng trong cuộc đời của chúng ta”.
Để điều tra cách bao báp – nhờ khả năng giữ nước- có thể lớn đến kích thước ấn tượng như vậy, Patrut và nhóm của ông đã bắt đầu nghiên cứu chúng vào năm 2005, phân tích hơn 60 mẫu vật lớn nhất và có tiềm năng lâu đời nhất ở châu Phi.
Độ tuổi của cây thường thường được tính theo vòng năm trên thân cây (dendrochronology), nhưng Patrut cho biết đặc điểm sinh học bất thường của bao báp khiến chúng ta không làm được điều này. Theo Patrut, chúng ta không thể chỉ nhìn vào một thân cây đơn giản, thông thường ở đây – mà là một nhóm cây, được xếp theo chiều dọc giống như một loại rừng nhỏ bị che khuất.
Các tác giả giải thích: Phần lớn các bao báp bắt đầu phát triển như những cây đơn thân. Theo thời gian, các cá thể đơn thân trở thành đa thân, vì cây bao báp có khả năng sinh trưởng định kỳ tạo ra thân cây mới, giống như cách các loài cây khác tạo ra các nhánh. Với khả năng đặc biệt này, bao báp phát triển kiến trúc tăng độ phức tạp theo thời gian.
Trong khi nghiên cứu những kiến trúc phức tạp này, nhóm nghiên cứu nhận thấy những cấu trúc gỗ này đang nhanh chóng bị chết đi. Kể từ năm 2005, có 8 trong số 13 cây bao báp già nhất – và 5 trong số 6 cây lớn nhất đã chết hoặc đã bắt đầu sụp đổ bên trong.
“Theo thống kê, thực tế là không thể có một số lượng lớn các bao báp già lớn có thể chết trong một khoảng thời gian ngắn như vậy do nguyên nhân tự nhiên”, Patrut nói với National Geographic.
Nhưng nếu không phải là nguyên nhân tự nhiên thì điều gì đằng sau sự sụp đổ đột ngột này?
Các nhà nghiên cứu không biết chắc chắn, nhưng họ mô tả một loạt cái chết này là một sự kiện có “cường độ chưa từng thấy”, dường như do biến đổi khí hậu.
“Chúng tôi nghi ngờ rằng sự sụp đổ hàng loạt của bao báp có thể liên quan ít nhất một phần với những thay đổi đáng kể về điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến miền nam châu Phi. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để củng cố hoặc phủ nhận giả định này”, nhóm nghiên cứu viết.
Nếu biến đổi khí hậu thực sự là thủ phạm, đây là bằng chứng mới nhất về cách chúng ta nghiện carbon bất cẩn làm tổn hại đến các hệ sinh thái nhạy cảm xung quanh chúng ta theo những cách không thể phục hồi.
Patrut nói với National Geographic: “Thật bất ngờ khi đến thăm các cây bao báp lừng lững, với độ tuổi từ 1.000 đến 2.000 năm, dường như ở trạng thái tốt, và sau vài năm tìm thấy chúng rơi xuống đất và chết. Chúng tôi cảm thấy như thể chúng tôi là những người sống sót qua bao báp, thay vì chúng đã tồn tại qua nhiều thế hệ con người.”
Các phát hiện được báo cáo trong Nature Plants.
Theo website của Vườn quốc gia Kruger ở Nam Phi, cây biểu tượng này có thể sống đến 3,000 năm. Cây cổ nhất từ trước đến nay đã bị đổ vào năm 2010 là cây Panke ở Zimbabwe, ước tính tồn tại 2.500 năm. Cây lớn nhất, được gọi là Holboom ở Namibia, cao 30,2 m và có chu vi 35.2 m.