Theo nghiên cứu của nhà khí hậu học James Kossin, sự nóng lên toàn cầu đang khiến những cơn bão di chuyển với tốc độ chậm lại, cho phép chúng hoạt động lâu hơn ở các khu vực ven biển và có thể gây nhiều thiệt hại hơn.
“Một cơn bão di chuyển chậm chắc chắn không phải là điểm lành”, Kossin nói với trang Mashable. “An toàn là khi những cơn bão rời khỏi khu vực của bạn càng nhanh càng tốt.”
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng khí hậu ấm hơn có thể giữ nhiều hơi nước, vì vậy khi trời mưa sẽ mưa với lượng mưa lớn hơn. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phải vất vả để có thể để cô lập các tác động của biến đổi khí hậu đối với các đặc điểm của các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Christina Patricola, một nhà khoa học khí quyển tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley, nói với tờ Los Angeles Times rằng: “Rất nhiều nghiên cứu ban đầu đã tập trung chủ yếu vào các cơn bão nhiệt đới và sau đó tất nhiên là tập trung về cường độ bởi vì đó là cách chúng ta cảm nhận được tác động của chúng.”
Khi cơn bão Harvey tàn phá Houston vào năm 2016, nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng cơn bão đã dừng lại trên khu vực này trong vòng bốn ngày, trút xuống một lượng nước mưa kỷ lục. Tốc độ di chuyển chậm của cơn bão khiến nó có sức tàn phá kinh khủng.
Để hiểu mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và tốc độ của các cơn bão, Kossin đã phân tích các con đường đi của 7.585 cơn bão nhiệt đới từ năm 1949 đến năm 2016. Ông đã phát hiện ra rằng các cơn bão trong năm 2016 đã di chuyển chậm hơn 10% so với các cơn bão vào năm 1949.
Kossin đã phát hiện ra rằng tốc độ các cơn bão di chuyển qua đất liền vùng miền Đông Hoa Kỳ đã giảm 20 phần trăm từ năm 1949 đến năm 2016.
Kossin công bố phát hiện của mình hôm thứ Tư trên tạp chí Nature.
Một cơn bão lớn mưa nhiều sẽ nguy hiểm hơn nếu nó di chuyển chậm. Một cơn bão với tốc độ nhanh có thể gây mưa rải rác trên một diện tích bề mặt rộng hơn, làm giảm nguy cơ các trận lũ lớn. Các cơn bão với tốc độ chậm có thể làm tăng nguy cơ lũ lụt.
Tốc độ mà các cơn bão di chuyển phần lớn được quyết định bởi sự lưu thông của khí quyển nhưng hiện nay sự lưu thông khí quyển ở vùng nhiệt đới đã bị suy yếu, đặc biệt là vào mùa hè, khi các gradien nhiệt độ giữa vùng nhiệt đới và vùng cực giảm.
Trong khi các nghiên cứu mới cho thấy tốc độ của các cơn bão nhiệt đới đang chậm lại theo thời gian, nhiều công việc vẫn cần phải được thực hiện để tăng khả năng cho mô hình dự báo hướng di chuyển của các cơn bão trong tương lai.
“Một cơn bão di chuyển chậm chắc chắn không phải là điểm lành”, Kossin nói với trang Mashable. “An toàn là khi những cơn bão rời khỏi khu vực của bạn càng nhanh càng tốt.”
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng khí hậu ấm hơn có thể giữ nhiều hơi nước, vì vậy khi trời mưa sẽ mưa với lượng mưa lớn hơn. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phải vất vả để có thể để cô lập các tác động của biến đổi khí hậu đối với các đặc điểm của các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Christina Patricola, một nhà khoa học khí quyển tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley, nói với tờ Los Angeles Times rằng: “Rất nhiều nghiên cứu ban đầu đã tập trung chủ yếu vào các cơn bão nhiệt đới và sau đó tất nhiên là tập trung về cường độ bởi vì đó là cách chúng ta cảm nhận được tác động của chúng.”
Khi cơn bão Harvey tàn phá Houston vào năm 2016, nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng cơn bão đã dừng lại trên khu vực này trong vòng bốn ngày, trút xuống một lượng nước mưa kỷ lục. Tốc độ di chuyển chậm của cơn bão khiến nó có sức tàn phá kinh khủng.
Để hiểu mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và tốc độ của các cơn bão, Kossin đã phân tích các con đường đi của 7.585 cơn bão nhiệt đới từ năm 1949 đến năm 2016. Ông đã phát hiện ra rằng các cơn bão trong năm 2016 đã di chuyển chậm hơn 10% so với các cơn bão vào năm 1949.
Kossin đã phát hiện ra rằng tốc độ các cơn bão di chuyển qua đất liền vùng miền Đông Hoa Kỳ đã giảm 20 phần trăm từ năm 1949 đến năm 2016.
Kossin công bố phát hiện của mình hôm thứ Tư trên tạp chí Nature.
Một cơn bão lớn mưa nhiều sẽ nguy hiểm hơn nếu nó di chuyển chậm. Một cơn bão với tốc độ nhanh có thể gây mưa rải rác trên một diện tích bề mặt rộng hơn, làm giảm nguy cơ các trận lũ lớn. Các cơn bão với tốc độ chậm có thể làm tăng nguy cơ lũ lụt.
Tốc độ mà các cơn bão di chuyển phần lớn được quyết định bởi sự lưu thông của khí quyển nhưng hiện nay sự lưu thông khí quyển ở vùng nhiệt đới đã bị suy yếu, đặc biệt là vào mùa hè, khi các gradien nhiệt độ giữa vùng nhiệt đới và vùng cực giảm.
Trong khi các nghiên cứu mới cho thấy tốc độ của các cơn bão nhiệt đới đang chậm lại theo thời gian, nhiều công việc vẫn cần phải được thực hiện để tăng khả năng cho mô hình dự báo hướng di chuyển của các cơn bão trong tương lai.