Các nhà khoa học giải thích rằng các phần tử truyền tín hiệu Leukotriene được biết đến bằng các ảnh hưởng tiêu cực của mình lên phổi và gây co thắt phế quản cũng đóng vai trò quan trọng trong các dạng mất trí nhớ khác nhau, và thường thì nó ảnh hưởng ở các giai đoạn sau.
Ở các giai đoạn đầu tiên quá trình tổng hợp tăng cường Leukotriene chủ yếu hướng đến việc làm chậm quá trình lão hóa, tuy nhiên sau đó nó lại gây nên tác động tiêu cực lên não bộ, làm quá trình bám dính các protein-tau lên các tế bào “komok”. Quá trình này dẫn đến sự mất ổn định của bộ xương tế bào, thoái hóa các khớp thần kinh, dẫn đến tổn hại đến trí nhớ, quá trình tiếp thu và các chức năng khác.
Sau khi phát hiện ra điều này, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm đảo ngược quá trình để kiểm tra kết quả. Để nghiên cứu quá trình này các nhà khoa học đã sử dụng chuột biến đổi gen, mắc chứng thoái hóa thần kinh.
Ở tháng thứ 12 (tương đương con người ở tuổi 60), chúng được sử dụng loại thuốc Zileuton- thuốc ngăn chứng co thắt phế quản. Ở tháng thứ 16, những con chuột này được thực hành các bài kiểm tra trí nhớ về không gian. Kết quả cho thấy tác động của Zileuton có ảnh hưởng rất đáng chú ý: những con chuột này đã phản ứng rất tốt khi đối phó với mê cung.
Để khẳng định lại ý tưởng trên, các nhà khoa học đã tiến hành đánh giá mức độ Leukotriene và thấy rằng việc sử dụng thuốc đã có tác dụng giảm dần chúng trong mô não. Và sự thoái hóa các khớp thần kinh cũng đã giảm và bị làm chậm đáng kể.
Bệnh Alzheimer, mất trí nhớ và các bệnh thoái hóa thần kinh khác dẫn đến rất nhiều vấn đề cho hoạt động của bộ nhớ và các chức năng nhận thức. Cơ chế của chúng cực kỳ phức tạp và chưa được nghiên cứu đầy đủ, khiến những căn bệnh này đến nay vẫn đang không chữa trị được.