Một nhóm các nhà khoa học ở Nga tuyên bố họ vừa hồi sinh được 2 con
giun đũa bị đóng băng, có niên đại lên tới từ 30.000 –
42.000 năm, được tìm thấy dưới lòng đất. Trong cặp giun đũa này, 1 con được tìm thấy trong mẫu đất thu được ở độ sâu khoảng 30 mét, được ước tính khoảng 32.000 năm tuổi, con thứ 2 được tìm thấy trong một mẫu băng vĩnh cửu, nằm khoảng 3 mét dưới mặt đất, niên đại lên tới 41.700 năm.
Các mẫu vật này được lưu trữ trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ – 20 độ C, sau đó cặp giun được làm ấm lên ở nhiệt độ 20 độ C và cho nằm bao quanh trong thức ăn. Sau vài tuần theo dõi, cặp giun đũa bắt đầu có dấu hiệu của sự sống, di chuyển và ăn uống.
Các nhà khoa học công bố trên tạp chí Doklady Biological Sciences, cho rằng nghiên cứu cho thấy các một số loài sinh vật đa bào có khả năng tồn tại lên tới hàng chục ngàn năm, trong điều kiện được bảo quản tự nhiên lý tưởng. Trước đây từng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng một số loài giun kí sinh trùng có thể tồn tại ở điều kiện rất khắc nghiệt, ví dụ 25.5 năm ở nhiệt độ dưới 0, hoặc ngủ đông 39 năm. Trong khi đó, nghiên cứu này tìm thấy 2 con giun tồn tại hơn 40.000 năm trước.
Đang tải giun_nga_4000.jpg…

Bào thể của con giun và trứng của nó được nhìn qua kính hiển vi điện tử quét ở nhiệt độ thấp

Về mặt lý thuyết, phần lớn động vật khi bị đóng băng sẽ bị hư hại nghiêm trọng các tế bào, do đó khả năng rã đông để hồi sinh rất thấp. Đối với cặp giun này, việc rã đông và bù nước, bù dinh dưỡng để hồi sinh chúng là việc xưa nay hiếm. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học lo ngại rằng việc tìm thấy các mẫu vật “cổ đại” này có thể dẫn tới nguy cơ gây nhiễm khuẩn cho môi trường hiện đại ngày nay.
Về phía các nhà
khoa học Nga, họ cho biết đã tuân thủ qui trình khai thác, vận chuyển, bảo quản mẫu vật nghiêm ngặt. Nếu nghiên cứu này thành công, nó sẽ mở ra hướng mới để con người tìm hiểu được cách mà các loài sống sót qua các điều kiện khắc nghiệt từ cách đây hàng chục ngàn năm.