Windows 10 hỗ trợ khá nhiều cách sao lưu (backup) và khôi phục (recover) dữ liệu, tuy nhiên đơn giản và dễ sử dụng hơn cả vẫn là tính năng Backup and Restore. Về cơ bản, tính năng này sẽ giúp sao lưu lại toàn bộ hệ thống và sử dụng để phục hồi trong trường hợp máy tính không thể khởi động.
Thêm vào đó, nếu lỡ tay xóa nhầm các tập tin quan trọng trên Windows, người dùng cũng có thể truy cập vào bản sao lưu để sao chép lại.
1. Cách tạo bản sao lưu toàn bộ dữ liệu trên hệ thống
Đầu tiên, bạn hãy nhấn chuột phải lên nút Start và chọn Control Panel, hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Windows + R, gõ control và nhấn Enter. Trong cửa sổ tiếp theo, người dùng chỉ cần chọn Backup and Restore (Windows 7) > Create a system image từ trình đơn bên trái.
Windows 10 sẽ tiến hành quét toàn bộ máy tính để tìm nguồn lưu trữ bản sao lưu, có thể là ổ cứng cục bộ, ổ đĩa gắn ngoài, ổ đĩa mạng hoặc sử dụng phương thức truyền thống là DVD. Khi đã chọn được nơi lưu trữ, bạn hãy nhấn Start Backup để bắt đầu quá trình sao lưu.
Thời gian tạo bản sao lưu nhanh hay chậm tùy thuộc rất nhiều vào lượng dữ liệu cũng như cấu hình phần cứng của thiết bị. Khi hoàn tất, hệ thống sẽ yêu cầu bạn tạo USB khôi phục hệ thống, việc này sẽ giúp bạn có thể khôi phục lại máy tính dễ dàng khi thiết bị gặp lỗi.
Để xem lại bản sao lưu, bạn hãy mở ổ đĩa cục bộ, ổ đĩa gắn ngoài hoặc thiết bị dùng để lưu trữ trước đó và tìm đến thư mục WindowsImageBackup.
2. Những công cụ sao lưu và khôi phục khác trên Windows 10
Windows 10 có rất nhiều công cụ hỗ trợ sao lưu và phục hồi dữ liệu, hữu ích trong trường hợp hệ thống xảy ra sự cố.
Đơn cử như tính năng PC Reset, cho phép bạn khôi phục Windows 10 trong khi vẫn giữ lại toàn bộ dữ liệu cũ, hoặc thậm chí hạ cấp (downgrade) về phiên bản trước của Windows (trong vòng 30 ngày sau khi nâng cấp).
Tương tự, bạn cũng có thể truy cập vào môi trường Advanced Recovery bằng cách nhấn và giữ phím Shift khi Restart để tận dụng các công cụ như System Restore, System Image Recovery, Startup Repair, Selective Startup và Command Prompt để tìm kiếm và xử lý sự cố ở mức độ nâng cao.
Khi nói đến sao lưu và khôi phục file, bên cạnh tạo bản sao lưu hệ thống (system image), Windows còn có tính năng File History. Người dùng có thể thiết lập để máy tính tự động sao lưu các tập tin quan trọng vào ổ đĩa cục bộ hoặc ổ đĩa mạng riêng biệt. Nó tương tự như Time Machine trên macOS của Apple nhưng dành cho Windows.
Nếu tất cả giải pháp kể trên không hữu ích trong trường hợp của bạn, lúc này, bạn hãy nghĩ đến việc cài đặt mới lại toàn bộ hệ thống bằng file ISO hoặc đĩa cài tương ứng.
Theo Tiểu Minh (PLO)
Thêm vào đó, nếu lỡ tay xóa nhầm các tập tin quan trọng trên Windows, người dùng cũng có thể truy cập vào bản sao lưu để sao chép lại.
1. Cách tạo bản sao lưu toàn bộ dữ liệu trên hệ thống
Đầu tiên, bạn hãy nhấn chuột phải lên nút Start và chọn Control Panel, hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Windows + R, gõ control và nhấn Enter. Trong cửa sổ tiếp theo, người dùng chỉ cần chọn Backup and Restore (Windows 7) > Create a system image từ trình đơn bên trái.
Windows 10 sẽ tiến hành quét toàn bộ máy tính để tìm nguồn lưu trữ bản sao lưu, có thể là ổ cứng cục bộ, ổ đĩa gắn ngoài, ổ đĩa mạng hoặc sử dụng phương thức truyền thống là DVD. Khi đã chọn được nơi lưu trữ, bạn hãy nhấn Start Backup để bắt đầu quá trình sao lưu.
Thời gian tạo bản sao lưu nhanh hay chậm tùy thuộc rất nhiều vào lượng dữ liệu cũng như cấu hình phần cứng của thiết bị. Khi hoàn tất, hệ thống sẽ yêu cầu bạn tạo USB khôi phục hệ thống, việc này sẽ giúp bạn có thể khôi phục lại máy tính dễ dàng khi thiết bị gặp lỗi.
Để xem lại bản sao lưu, bạn hãy mở ổ đĩa cục bộ, ổ đĩa gắn ngoài hoặc thiết bị dùng để lưu trữ trước đó và tìm đến thư mục WindowsImageBackup.
2. Những công cụ sao lưu và khôi phục khác trên Windows 10
Windows 10 có rất nhiều công cụ hỗ trợ sao lưu và phục hồi dữ liệu, hữu ích trong trường hợp hệ thống xảy ra sự cố.
Đơn cử như tính năng PC Reset, cho phép bạn khôi phục Windows 10 trong khi vẫn giữ lại toàn bộ dữ liệu cũ, hoặc thậm chí hạ cấp (downgrade) về phiên bản trước của Windows (trong vòng 30 ngày sau khi nâng cấp).
Tương tự, bạn cũng có thể truy cập vào môi trường Advanced Recovery bằng cách nhấn và giữ phím Shift khi Restart để tận dụng các công cụ như System Restore, System Image Recovery, Startup Repair, Selective Startup và Command Prompt để tìm kiếm và xử lý sự cố ở mức độ nâng cao.
Khi nói đến sao lưu và khôi phục file, bên cạnh tạo bản sao lưu hệ thống (system image), Windows còn có tính năng File History. Người dùng có thể thiết lập để máy tính tự động sao lưu các tập tin quan trọng vào ổ đĩa cục bộ hoặc ổ đĩa mạng riêng biệt. Nó tương tự như Time Machine trên macOS của Apple nhưng dành cho Windows.
Nếu tất cả giải pháp kể trên không hữu ích trong trường hợp của bạn, lúc này, bạn hãy nghĩ đến việc cài đặt mới lại toàn bộ hệ thống bằng file ISO hoặc đĩa cài tương ứng.
Theo Tiểu Minh (PLO)