Những đối tác sản xuất smartphone dùng mã nguồn của Android mà không phải Google sẽ phải trải qua cả một quá trình dài trước khi được phép tung ra update cho thiết bị của mình.
Bên cạnh đó, Apple còn có một thế mạnh nữa có thể nói là mơ ước với khá nhiều đối thủ Android của mình: Một mẫu iPhone ra mắt từ năm 2013 vẫn có thể cập nhật lên iOS 12 của 2018 và dùng “ngon lành”. Trong khi đó, nhiều smartphone Android có khi đã sớm nói lười chào tạm biệt với những phiên bản hệ điều hành mới nhất dù chỉ vừa được 2 năm tuổi – không phải vì quá yếu mà nhiều khi không được quan tâm và hỗ trợ đến nơi đến chốn. Xét cho cùng, công cuộc chăm chút cho trải nghiệm update cho các máy Android là cực kỳ phức tạp và mệt mỏi. Apple thì làm điều đó dễ như trở bàn tay, cứ như thể họ bấm nút gửi mail, trong tích tắc đã dần tung ra đến mọi người dùng, mọi thị trường hiện diện iPhone trên toàn thế giới.
Tại sao update cho các smartphone Android (không phải gốc Google sản xuất) lại khó khăn đến như vậy?
“Vài tuần trước khi một phiên bản hệ điều hành Android mới được ra mắt, Google sẽ gửi cho các hãng đối tác một bộ lập trình nền tảng (Platform Development Kit),” Sony chia sẻ thẳng thắn. “Đó là một bộ tập hợp các file gốc và một số công cụ khác cho phép chúng tôi tự pahs ttriener, tùy biến và thử nghiệm.”Nhận được chỉ thị đó từ Google xong rồi sao? Khi đó, Sony sẽ phải tìm cách đưa nó lên hệ thống sao cho thích hợp để dần gửi tới những khách hàng từng mua smartphone của mình. Điều đó không hề đơn giản, khi họ phải lục lại mọi dữ liệu về các con chip đặt mua từ nhiều đối tác bên ngoài về tích hợp cho smartphone của mình, tinh chỉnh và chạy thử sao cho chúng tương thích với bản cập nhật mới của Google.Còn bản thân Apple thì làm kiểu gì? Thực ra Apple từ lâu đã tự đứng ra sản xuất chip xử lý cho các thiết bị của mình, không nhờ cậy một bên đối tác làm chip bên ngoài nào khác. Vì thế, họ có tất cả mọi thứ nằm trong tay và thuộc tầm kiểm soát từ đầu, không dựa dẫm và phụ thuộc.
Tần suất nhận update iOS của iPhone là rất thường xuyên, nhanh chóng và tối ưu cho trải nghiệm người dùng.
Quay trở lại Sony, họ sẽ tiếp tục phải check qua những tính năng cơ bản như gọi, nhắn tin, kết nối mạng trên hệ điều hành phiên bản mới; cuối cùng là đến những chỉnh sửa riêng của mình để tạo nên nét khác biệt so với những đối tác của Google tương tự. Các giao diện màn hình khóa, màn hình chính, biểu tượng đặc trưng khác nhau của Samsung so với LG, Sony chính là minh chứng dễ thấy nhất của bước tinh chỉnh cuối này.Trước khi chính thức thông báo rồi tung ra bản cập nhật, Sony lại mất thêm thời gian thử nghiệm nội bộ. Một nhóm nhân viên của Sony chuyên làm công việc dùng thử sẽ phải đảm bảo tìm ra các lỗi không đáng có một cách nhanh chóng, sau đó báo cáo để hoàn thiện. Xong xuôi rồi, bước tiếp theo là làm chứng nhận chất lượng và an toàn cho sản phẩm, bao gồm cả những tiêu chuẩn phổ biến như Bluetooth, Wi-Fi… Chưa hết, các đối tác nhà mạng cũng cần được để ý tới, phòng trường hợp họ có những điều khoản hợp đồng nào cần ký kết theo ý riêng và phải bàn bạc từ trước.
Để có được một bản update Android hoàn chỉnh không hề dễ dàng.
Bấy nhiêu đó đều là những việc bắt buộc phải làm trước khi một chiếc smartphone Android “không có gốc từ Google làm ra” được phép tiếp tục cập nhật hệ điều hành.
“Tung bản cập nhật ra cho người dùng thành công rồi, chúng tôi cũng chẳng có thời gian mà nghỉ ngơi hay được quyền coi đó là xong việc. Còn hàng tá đầu mục khác phải lo: chạy diễn đàn nhận xét của người dùng, check các kênh mạng xã hội xem có ai phàn nàn gì về cập nhật mới không nữa…,” Sony tiết lộ.