Theo Fortune, sau khi Facebook công bố báo cáo lợi nhuận quý II với các số liệu gây thất vọng đã khiến giá cổ phiếu giảm gần 24%, gây thiệt hại lên tới 146 tỷ USD vốn hóa, nhiều cổ đông đã lên tiếng đề xuất việc xóa bỏ chức chủ tịch của Mark Zuckerberg.
Đại diện của Quỹ đầu tư Trillium, đơn vị từng “gặp rắc rối với Zuckerberg trước đây”, dẫn đầu các cáo buộc này. Đề xuất của quỹ đã đưa ra các trích dẫn về những lần “xử lý sai” của Facebook trong các cuộc khủng hoảng gần đây như Cambridge Analytica và vấn đề can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử năm 2016.
Mark Zuckerberg, CEO kiêm chủ tịch Facebook. Ảnh: Reuters
Quỹ Trillium nắm giữ 11 triệu cổ phần của Facebook. Vào tháng trước, đại diện quỹ này bắt đầu ủng hộ việc tách biệt vai trò chủ tịch và giám đốc điều hành của công ty. Tháng 10 năm ngoái, một đệ trình đề xuất việc thành lập ủy ban giám sát rủi ro trong hội đồng quản trị của Facebook đã được đưa ra để bảo vệ việc chống lại tin tức giả mạo, cũng như một số vấn đề khác.
Đây không phải là lần đầu tiên các cổ đông yêu cầu ông chủ Facebook từ chức. Năm ngoái, 51% nhà đầu tư độc lập đã bỏ phiếu để lật đổ vị trí chủ tịch của Mark Zuckerberg. Tuy nhiên, kế hoạch này đã thất bại vì Zuckerberg nắm giữ hầu hết cổ phiếu loại B, mang lại phần lớn quyền biểu quyết.
Điều này cũng khiến cho các đề xuất mới của Trillium được cho là sẽ không đạt được bất kỳ hiệu quả nào. Tuy vậy, họ vẫn đang tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhóm cổ đông khác, những người đang có cùng thất vọng về hiệu quả hoạt động của Facebook trên cả thị trường chứng khoán lẫn phản ứng của công luận.
“Cần có một vị trí độc lập giúp hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ chính của mình, để theo dõi việc quản lý của công ty thay mặt cho các cổ đông”, đề xuất viết. “Một giám đốc điều hành kiêm chủ tịch có thể gây ảnh hưởng quá mức đến hội đồng quản trị và chương trình nghị sự, làm suy yếu sự giám sát của ban giám đốc. Chúng tôi tin rằng việc thiếu chủ tịch và giám sát độc lập đã góp phần vào việc Facebook đã bỏ qua hoặc xử lý sai các vấn đề, gây ra một số tranh cãi nghiêm trọng, tăng rủi ro và chi phí cho cổ đông”.
Đề xuất cũng chỉ ra Apple, Google, Microsoft và các công ty công nghệ lớn khác, từ lâu đã tách biệt hai vai trò chủ tịch và CEO.
Bảo Nam
Đại diện của Quỹ đầu tư Trillium, đơn vị từng “gặp rắc rối với Zuckerberg trước đây”, dẫn đầu các cáo buộc này. Đề xuất của quỹ đã đưa ra các trích dẫn về những lần “xử lý sai” của Facebook trong các cuộc khủng hoảng gần đây như Cambridge Analytica và vấn đề can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử năm 2016.
Mark Zuckerberg, CEO kiêm chủ tịch Facebook. Ảnh: Reuters
Quỹ Trillium nắm giữ 11 triệu cổ phần của Facebook. Vào tháng trước, đại diện quỹ này bắt đầu ủng hộ việc tách biệt vai trò chủ tịch và giám đốc điều hành của công ty. Tháng 10 năm ngoái, một đệ trình đề xuất việc thành lập ủy ban giám sát rủi ro trong hội đồng quản trị của Facebook đã được đưa ra để bảo vệ việc chống lại tin tức giả mạo, cũng như một số vấn đề khác.
Đây không phải là lần đầu tiên các cổ đông yêu cầu ông chủ Facebook từ chức. Năm ngoái, 51% nhà đầu tư độc lập đã bỏ phiếu để lật đổ vị trí chủ tịch của Mark Zuckerberg. Tuy nhiên, kế hoạch này đã thất bại vì Zuckerberg nắm giữ hầu hết cổ phiếu loại B, mang lại phần lớn quyền biểu quyết.
Điều này cũng khiến cho các đề xuất mới của Trillium được cho là sẽ không đạt được bất kỳ hiệu quả nào. Tuy vậy, họ vẫn đang tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhóm cổ đông khác, những người đang có cùng thất vọng về hiệu quả hoạt động của Facebook trên cả thị trường chứng khoán lẫn phản ứng của công luận.
“Cần có một vị trí độc lập giúp hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ chính của mình, để theo dõi việc quản lý của công ty thay mặt cho các cổ đông”, đề xuất viết. “Một giám đốc điều hành kiêm chủ tịch có thể gây ảnh hưởng quá mức đến hội đồng quản trị và chương trình nghị sự, làm suy yếu sự giám sát của ban giám đốc. Chúng tôi tin rằng việc thiếu chủ tịch và giám sát độc lập đã góp phần vào việc Facebook đã bỏ qua hoặc xử lý sai các vấn đề, gây ra một số tranh cãi nghiêm trọng, tăng rủi ro và chi phí cho cổ đông”.
Đề xuất cũng chỉ ra Apple, Google, Microsoft và các công ty công nghệ lớn khác, từ lâu đã tách biệt hai vai trò chủ tịch và CEO.
Bảo Nam