Dự án mẹ của nó – Dự án Natick – có mục đích triển khai các trung tâm dữ liệu trên diện rộng ở bất kỳ đâu trên thế giới trong vòng 90 ngày.
Hầu hết các trung tâm dữ liệu cần từ 1 đến 2 năm mới triển khai xong. Nhưng trong bối cảnh ngày càng nhiều hoạt động trên thế giới được đưa lên Internet, quá trình này cần phải được đẩy nhanh hơn.Ban đầu, Microsoft xây dựng một bể chứa mẫu vào năm ngoái tại các vùng nước của California, và cho nó hoạt động trong 105 ngày. Bể chứa mẫu này được đặt tên là Leona Philpot – một nhân vật trong tựa game Halo của Xbox.
Sau khi hoàn tất thử nghiệm và xác nhận Leona Philpot có khả năng chống nước, Microsoft đã triển khai trung tâm dữ liệu Northern Isles ra ngoài khơi Scotland, và tại đây, nó sẽ hoạt động trong thời gian tối đã 5 năm.
Một phần lý do khiến Microsoft chọn Orkney là bởi hòn đảo này là một trung tâm nghiên cứu năng lượng tái tạo.
Microsoft đã hợp tác với một công ty Pháp – Naval Group – để xây dựng trung tâm dữ liệu dưới đáy biển Northern Isles mới hoàn toàn.
Naval Group có các chuyên gia trên lĩnh vực xây dựng dưới đáy biển, và họ đã ứng dụng một quy trình trao đổi nhiệt vốn thường được sử dụng để làm mát các bể chứa dưới đáy biển nhằm làm mát 12 rack máy chủ trong trung tâm dữ liệu mới này.Một lớp vỏ ngoài bao phủ 864 máy chủ và hệ thống hạ tầng làm mát của chúng. Trung tâm dữ liệu này được lắp ráp tại Pháp, sau đó được vận chuyển đến Scotland để triển khai.
Khối cấu trúc này dài hơn 12 mét. Nghe thì có vẻ to, nhưng trung tâm dữ liệu Northern Isles lại nhỏ hơn nhiều so với hầu hết các trung tâm dữ liệu khác, vốn có thể chứa tối đa đến 80.000 máy chủ.
Trung tâm dữ liệu này của Microsoft có thể lưu trữ đến 5 triệu bộ phim.
Từ trái sang: Mike Shepperd – kỹ sư R&D, Sam Ogden – kỹ sư phần mềm, Spencer Fowers – nhóm kỹ thuật, Eric Peterson – nhà nghiên cứu, và Ben Cutler – quản lý dự án
Khi thời cơ đã chín muồi để đưa trung tâm dữ liệu này xuống biển, nó được gắn vào một bệ chứa đầy đá ballast và được kéo xuống nước.
Khi đã vào vị trí và chìm một phần, một phương tiện điều khiển từ xa sẽ gắn trung tâm dữ liệu này vào tuyến cáp quang chạy từ Orkey. Sau đó người ta khởi động trung tâm này lên.
Đây là hình ảnh nó chìm hẳn xuống nước:
Sau đó, trung tâm dữ liệu này được hạ xuống độ sâu hơn 35 mét dưới đáy biển. Các kỹ sư đã phải sử dụng 10 tời, 1 cần trục, 1 xà lan chứa cần cẩu, và một phơng tiện điều khiển từ xa.
Trong năm sau, nhóm Microsoft sẽ giám sát trung tâm dữ liệu này, theo dõi mức tiêu thụ năng lượng của nó, độ ẩm bên trong, mức độ âm thanh và nhiệt độ.
Đây chỉ là một dự án nghiên cứu, do đó các trung tâm dữ liệu dưới đáy biển có lẽ sẽ chưa thể phổ biến.
“Khi bạn thử nghiệm, bạn có khả năng không đạt được kết quả như ý” – Phó chủ tịch mang nghiên cứu Peter Lee nói – “Sẽ rất tuyệt nếu bạn làm được, nhưng dù sao bạn cũng học được nhiều thứ và có thể có những kết quả không dự đoán được trong quá trình đó“.
Tham khảo: BusinessInsider